Tiêu hủy gần 500 bình gas nguy hiểm

Kiểm tra hơn 2.000 bình gas có in nhãn mác của Công ty Gas Vạn Lộc, nhà chức trách phát hiện ra gần 500 bình gas trôi nổi, thậm chí hết hạn sử dụng trên thị trường bị mài lại tái sử dụng gây nguy hiểm.
Kiểm tra hơn 2.000 bình gas có in nhãn mác của Công ty Gas Vạn Lộc, nhà chức trách phát hiện ra gần 500 bình gas trôi nổi, thậm chí hết hạn sử dụng trên thị trường bị mài lại tái sử dụng gây nguy hiểm.
Phần lớn bình gas giả mạo các thương hiệu, được cắt gọt và thay nhãn mác của Công ty gas Vạn Lộc, trôi nổi khắp địa bàn thủ đô, có nguy cơ cháy nổ bị cơ quan chức năng phát hiện, tịch thu và tiêu huỷ.
Tiêu hủy gần 500 bình gas nguy hiểm ảnh 1

Sáng 2/12, Chi cục quản lý thị trường Hà Nội phối hợp với phòng Cảnh sát kinh tế (PC 46), tổ chức tiêu huỷ toàn bộ số bình gas trên.

Tiêu hủy gần 500 bình gas nguy hiểm ảnh 2

Những bình gas không đủ tiêu chuẩn được đưa đến khu nhà máy chế biến rác ở Văn Lâm (Hưng Yên). Trước khi tiêu huỷ, những bình gas này được phun thuốc diệt côn trùng.

Tiêu hủy gần 500 bình gas nguy hiểm ảnh 3

Sau đó, nước được bơm vào trong các bình để đẩy phần khí gas còn sót lại ra ngoài, đề phòng nguy cơ cháy nổ khi tiến hành tiêu hủy.

Tiêu hủy gần 500 bình gas nguy hiểm ảnh 4

Những bình gas kém chất lượng và hết hạn sử dụng được xẻ ra làm hai. Trong buổi sáng, hơn 100 bình gas bị phá huỷ bằng cách này.

Tiêu hủy gần 500 bình gas nguy hiểm ảnh 5

Trao đổi với VnExpress, Trung tá Vũ Công Chí, Phó đội 8 (PC 46 - Công an Hà Nội) cho biết, phần lớn những vỏ bình gas này đều hết hạn sử dụng, được mài lại, thay đổi nhãn mác. Tuy nhiên, dấu vết để lại cho thấy chúng đã được in nhãn mác của hơn 50 công ty khác nhau.

Tiêu hủy gần 500 bình gas nguy hiểm ảnh 6

Việc những bình gas này trôi nổi ngoài thị trường rồi đến các hộ dân sự dụng không đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, nguy cơ cháy nổ rất cao. Theo quan sát, phần lớn những bình gas bị phá huỷ, bên ngoài đều dán mác của Công ty Vạn Lộc. Tuy nhiên, để xử lý đơn vị này, theo trung tá Chí là rất khó vì Vạn Lộc không nhận đây là bình gas do mình sản xuất mà có thể bị giả mạo. Hơn nữa việc xử lý các đơn vị này, theo trung tá Chí là chưa mang tính răn đe cao vì chỉ xử phạt hành chính rồi thôi.

Tiêu hủy gần 500 bình gas nguy hiểm ảnh 7

Theo đại diện của Chi Cục quản lý thị trường Hà Nội, việc giả mạo và mài lại bình gas của các hãng khác rồi phân phối ra thị trường không những gây nguy hiểm mà còn là phương thức cạnh tranh không lành mạnh. Đơn vị làm giả chỉ cần đi thu gom bình kém chất lượng và hết hạn sử dụng với giá thấp, sau đó mất thêm chi phí để đưa về cắt gọt, mài... là có thể bơm gas bán ra thị trường với mức giá rẻ hơn rất nhiều so với hãng khác.

Tiêu hủy gần 500 bình gas nguy hiểm ảnh 8

Dự kiến trong ngày 2/12, việc tiêu huỷ các loại bình gas này sẽ hoàn tất. Số phế liệu thu được sau tiêu hủy sẽ được bán với giá 7.000 đồng một bình và sung ngân sách nhà nước. Cũng theo Chi cục quản lý thị trường Hà Nội, đợt này đơn vị cũng tiêu huỷ hơn 30 khối hàng hoá vô thừa nhận, trong đó hơn 20 nghìn bao thuốc lá, bia rượu, điện thoại, mỹ phẩm...

Theo VnExpress
MỚI - NÓNG
Thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương: Nhiều thách thức nhưng cơ hội rất lớn
Thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương: Nhiều thách thức nhưng cơ hội rất lớn
TPO - Dự ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại TP. Huế, ông Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương - cho biết, sắp tới khi Trung ương cho chủ trương, Quốc hội ban hành nghị quyết thành lập thành phố trực thuộc Trung ương sẽ đặt ra nhiều thách thức nhưng cũng có cơ hội rất lớn cho Thừa Thiên - Huế.