Tiền Giang nhận trách nhiệm vụ trạm BOT Cai Lậy

Ông Phạm Anh Tuấn – Phó chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang.
Ông Phạm Anh Tuấn – Phó chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang.
TPO - Phó chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang thừa nhận có phần trách nhiệm về trạm BOT Cai Lậy và cho biết không lường trước được tình hình phức tạp như hiện nay.

Trả lời phóng viên Tiền Phong chiều ngày 4/12, ông Phạm Anh Tuấn – Phó chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang cho biết, trước tình hình diễn biến phức tạp diễn ra trong mấy ngày qua ở trạm BOT Cai Lậy, tỉnh đã có các báo cáo khẩn gửi về văn phòng Chính phủ, Bộ GTVT, Bộ công an đề nghị có các giải pháp chỉ đạo để sớm ổn định tình hình. Riêng trách nhiệm của địa phương và các ngành chức năng phải phối hợp đảm bảo an ninh trật tự.

“Hiện nay, tình hình an ninh trật tự tại trạm BOT Cai Lậy rất phức tạp, vượt ra ngoài tầm nên tỉnh có các kiến nghị, báo cáo về văn phòng chính phủ. Chiều nay, Thủ tướng cũng mời chủ tịch UBND tỉnh ra Hà Nội tham dự cuộc họp giải quyết vấn đề này. Do đó, kết quả cụ thể như thế nào thì phải chờ buổi làm việc chiều nay” – ông Tuấn nói.

Tiền Giang nhận trách nhiệm vụ trạm BOT Cai Lậy ảnh 1
Tiền Giang nhận trách nhiệm vụ trạm BOT Cai Lậy ảnh 2
Tiền Giang nhận trách nhiệm vụ trạm BOT Cai Lậy ảnh 3

Người dân phản ứng tại BOT Cai Lậy 

Khi Tiền Phong đặt câu hỏi, trạm BOT Cai Lậy có thể dời vào tuyến đường tránh hay không?, ông Tuấn cho biết, vấn đề này chưa biết được vì thẩm quyền thuộc Bộ GTVT. Quan điểm của tỉnh Tiền Giang, có ủng hộ việc di dời trạm hay không? Ông Tuấn nói hiện chưa thể trả lời được.

“Đây là dự án nằm trên địa bàn của tỉnh, vì thế có một phần trách nhiệm của tỉnh. Trước đó, UBND tỉnh đề nghị nên đầu tư bằng tiền ngân sách. Tuy nhiên, do Trung ương sắp xếp nguồn vốn không được nên mời gọi đầu tư BOT. Hơn nữa, việc người dân không đồng thuận và và phản ứng thì là sự việc chúng tôi không thể lường trước được, ngoài khả năng dự báo”, ông Tuấn chia sẻ.

MỚI - NÓNG
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.