Tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho trẻ em phải có sự đồng ý của phụ huynh

0:00 / 0:00
0:00
TPHCM sẽ phối hợp với nhà trường, phụ huynh khi triển khai tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 cho trẻ em.
TPHCM sẽ phối hợp với nhà trường, phụ huynh khi triển khai tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 cho trẻ em.
TPO - Về việc tiêm vắc xin cho trẻ em từ 12-17 tuổi, Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM Nguyễn Hữu Hưng cho biết, Sở Y tế trình UBND TP cho phép và lập kế hoạch. TPHCM sẽ triển khai ngay sau khi Bộ Y tế có hướng dẫn, phê duyệt loại vắc xin cho trẻ em.

Tại buổi họp báo về tình hình dịch COVID-19 chiều ngày 21/10, lãnh đạo Sở Y tế TPHCM cho biết, Thành phố có khoảng 780.000 trẻ em trong độ tuổi 12-17, trong đó chủ yếu học phổ thông, còn lại hơn 10.000 trẻ em không đi học hoặc học hệ giáo dục khác.

“Các cháu từ 12-17 tuổi đều được tiêm và Thành phố sẽ tiêm ở trạm y tế hoặc tiêm ở trường học. Thành phố sẽ tập huấn trước khi triển khai tiêm và chấp hành đúng quy định của Bộ Y tế” - ông Nguyễn Hữu Hưng - Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM, nói.

Tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho trẻ em phải có sự đồng ý của phụ huynh ảnh 1

Trẻ em từ 12-17 tuổi tại TPHCM sẽ được tiêm ngừa COVID-19 khi UBND TP đồng ý triển khai

Theo ông Hưng, do trẻ em dưới 18 tuổi nên trước khi triển khai tiêm chủng Thành phố sẽ lấy ý kiến phụ huynh, phải có sự đồng ý của phụ huynh Thành phố mới tổ chức tiêm. Sở Y tế sẽ phối hợp với gia đình, nhà trường để tổ chức tiêm và xử lý kịp thời những tình huống tiêm chủng.

Ông Hưng cho biết thêm, đến nay, tỷ lệ tiêm chủng của Thành phố rất khả quan, với dân số hiện nay khoảng 7,2 triệu dân (có sự di biến động) thì tỷ lệ vắc xin mũi 1 cho người trên 18 tuổi đạt 99%; mũi 2 đạt 78,6%.

Theo ông Hưng, Thành phố sẽ tập trung cho mục tiêu tất cả người dân đều được tiêm vắc-xin, ít nhất 1 mũi. Do đó những người đã mất giấy xác nhận tiêm mũi 1 vẫn được tiêm mũi 2, chỉ cần ký cam kết đã tiêm mũi 1.

"Những người trước đó rời Thành phố khi quay lại chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đầy đủ mũi sẽ được tiêm vắc xin, nếu đã tiêm mũi 1 ở địa phương sinh sống sẽ được tiêm mũi 2 tại Thành phố. Người dân khi quay lại Thành phố có thể đăng ký với chính quyền địa phương tại địa bàn cư trú tại TPHCM để tiêm ngừa. Đối với doanh nghiệp, số lao động quay trở lại chưa được tiêm hoặc chưa tiêm ngừa COVID-19 đầy đủ thì lập danh sách gửi Sở Y tế để tổ chức tiêm” - ông Hưng nói.

Ngoài ra, theo ông Hưng tất cả quận huyện (trừ huyện Bình Chánh) đều có xe tiêm vắc xin lưu động, người dân có thể đăng ký tiêm tại chỗ với các xe lưu động này. Sở Y tế cũng phối hợp với UBND quận, huyện giáp ranh để cho cho bà con địa phương khác về tiêm chủng ngay tại địa bàn giáp ranh.

Tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho trẻ em phải có sự đồng ý của phụ huynh ảnh 2

Người lao động chưa từ các địa phương khác đến TPHCM chưa tiêm đủ 2 mũi cũng sẽ được hỗ trợ tiêm

Lãnh đạo Sở Y tế TPHCM cũng thông tin về quy trình xử lý khi có ca F0 trong cộng đồng theo Nghị quyết 128 của Chính phủ. Ông Hưng cho biết, trước đây, khi phát hiện ca F0, ngành y tế phải xử lý triệt để theo tinh thần “zero COVID”, đó là cách ly tập trung người liên quan, người tiếp xúc gần. Khu vực có F0 phải được phong tỏa gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của bà con dù không quá cần thiết.

Tuy nhiên, hiện nay theo ông Hưng đã có sự thay đổi. Đối với ổ dịch hộ gia đình, nếu mỗi hộ chỉ có 1 - 2 ca F0, cơ quan y tế, địa phương sẽ đến khám sàng lọc, đánh giá tình trạng. "Nếu đủ điều kiện, cơ quan chức năng sẽ để bệnh nhân cách ly tại nhà. Nếu có triệu chứng nặng hoặc SpO2 dưới 96%, bệnh nhân được đưa đến trạm y tế xét nghiệm"- ông Hưng nói và cho biết: "Còn F1 sẽ được theo dõi sức khỏe và xét nghiệm định kỳ, cách ly gia đình. Một tổ dân phố, khu phố khi có một hộ gia đình có ca mắc thì các hộ còn lại chỉ hạn chế tiếp xúc, hạn chế ra ngoài, không rào chắn, phong tỏa như trước đây”.

Liên quan đến việc chi trả hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do COVID-19 (đợt 3), ông Nguyễn Văn Lâm – Phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH TPHCM cho biết, hiện đã chi trả cho hơn có 5,2 triệu người. Theo ông Lâm, về hạ tầng khi mới triển khai thì đường truyền có chậm, sau đó Công ty phần mềm Quang Trung đã khắc phục và phối hợp với các địa phương nên đã thông suốt hơn.

"Đến thời điểm này, có khoảng 17 quận huyện đã chi trả trên 80%, số còn lại có chậm hơn do địa bàn dân cư đông, nhỏ lẻ, có khu phong tỏa; có trường hợp người được hỗ trợ đang nằm viện nên chưa chi trả được. Trong đó, còn có phần kinh phí chuyển về địa phương chưa kịp. Tuy nhiên, các địa phương cam kết hoàn thành theo tiến độ chỉ đạo của UBND TP" - ông Lâm thông tin.

Về việc tổ chức cho học sinh đến trường, đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM cho biết, hiện nay Bộ GD&ĐT đã có văn bản hướng dẫn rà soát mức độ an toàn để cho học sinh tới trường. TPHCM cũng đã ban hành bộ tiêu chí đánh giá an toàn phòng chống COVID-19 ở cấp cơ sở giáo dục.

Tuy nhiên, theo đại diện Sở GD&ĐT việc mở cửa trường học trở lại sẽ thực hiện theo kế hoạch của Thành phố. Ngành giáo dục sẽ dựa trên cơ sở hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, đồng thời chủ động rà soát, tự đánh giá mức độ an toàn của nhà trường để đảm bảo các tiêu chí đón học sinh trở lại. Đồng thời, chủ động chuyển từ dạy học online sang trực tiếp theo kế hoạch của Thành phố” – đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM nói.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.