Tiêm kích T-50 đối đầu F-22: Bên tám lạng, kẻ nửa cân

Tiêm kích thế hệ năm T-50. Ảnh: Tập đoàn Sukhoi
Tiêm kích thế hệ năm T-50. Ảnh: Tập đoàn Sukhoi
TPO - Chiến đấu cơ thế hệ thứ năm T-50 của Nga sở hữu một số tính năng vượt trội so với máy bay chiến đấu cùng thế hệ F-22 của Mỹ. Tuy nhiên, đối thủ thường trực bên kia bờ Đại Tây Dương sẵn sàng gây khó khăn cho không quân Liên bang Nga.

Phân tích trên tờ The National Interest, chuyên gia Sebastien Roblin cho rằng, tiêm kích thế hệ thứ năm PAK-FA của Nga “trên cơ” về một số tính năng so với Raptor của Mỹ. Tuy nhiên, đối thủ bên kia bờ Đại Tây Dương vẫn sở hữu những đặc tính đủ để gây bất ngờ cho không quân Nga.

Trước hết, tác giả chú ý đến những công nghệ mới được Nga áp dụng khi thiết kế T-50, cho phép tiêm kích thế hệ năm có thể vượt qua những rào cản âm thanh mà không cần dùng buồng đốt hai lần (afterburner).

Trong thử nghiệm hồi đầu năm 2016, một nguyên mẫu chiến đấu cơ T-50 đã leo cao với tốc độ bay 384 m/s mà không cần dùng afterburner.

Cuộc thử nghiệm cũng xác định, T-50 có thể đạt tốc độ ít nhất Mach 1.6 (gần 2.000 km/giờ).

Ngoài ra, trần bay thực tế của T-50 là 20.000 mét, cao hơn tiêm kích cùng thế hệ khác của Mỹ là F-35 gần 2.000 mét.

Trong khi đó, F-22 cũng có thể duy trì một tốc độ trên Mach 1.8 (2.200 km/giờ) mà không cần sử dụng afterburner.

Tuy vậy, theo chuyên gia Sebastien Roblin, bất chấp F-22 là máy bay siêu cơ động của không quân Mỹ, nhưng vẫn không thể so sánh với PAK FA của Nga.

Theo Roblin, tên lửa không-đối-không tầm ngắn có điều khiển R-73 được Nga trang bị trên T-50, có thể là một “bất ngờ lớn” đối với F-22 nếu giao chiến.

Một số thông tin cho biết, F-22 có thể sẽ nhận được tên lửa tương tự vào năm 2017. Nhưng, đến năm 2020, Nga có thể sẽ nâng cấp dòng tên lửa này lên cấp độ khác.

Ngoài ra, tên lửa không-đối-không tầm trung R-77 của T-50 cũng tốt hơn F-22.

Trong khi F-22 giữ lợi thế tốt hơn về khả năng tàng hình, thì T-50 của Nga có lợi thế về khả năng cơ động.

T-50 được trang bị động cơ có lực đẩy ba chiều khiến PAK-FA có lợi thế về sự nhanh nhẹn.

Về hệ thống điện tử, F-22 được xác định là vượt trội T-50 với các cảm biến và giao diện hiển thị cho phi công trong buồng lái.

Tuy nhiên T-50 được cho đang cải tiến hệ thống này. Còn tổng thể các cảm biến khác, T-50 có thể so sánh với F-22. Hiện nay, người Nga cũng đã chế tạo radar và hệ thống tác chiến điện tử xuất sắc, không thua kém công nghệ của người Mỹ.

Chuyên gia Sebastien Roblin kết luận: “Cả hai máy bay chiến đấu thế hệ năm của Mỹ và Nga rất lý tưởng cho tác chiến tương lai, nhưng PAK FA có vẻ chiếm ưu thế hơn một chút”.

Theo Theo NationalInterest.
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.