Tiêm kích con cưng J-10 của Trung Quốc nay đã được lắp động cơ ‘made in China’

0:00 / 0:00
0:00
Hình ảnh rõ nét đầu tiên về chiếc J-10C đang hoạt động với động cơ WS-10/ Nguồn: Truyền thông xã hội Trung Quốc
Hình ảnh rõ nét đầu tiên về chiếc J-10C đang hoạt động với động cơ WS-10/ Nguồn: Truyền thông xã hội Trung Quốc
TPO - Sự xuất hiện gần đây của chiếc tiêm kích Chengdu J-10C được trang bị động cơ sản xuất trong nước đánh dấu một thời điểm quan trọng đối với loại tiêm kích “con cưng” một động cơ trong Lực lượng Không quân Giải phóng Quân Nhân dân Trung Quốc (PLAAF).

Cũng như rất nhiều thứ trong không quân của Trung Quốc, phần lớn lịch sử của J-10 bị che đậy trong màn bí ẩn. Người ta hiểu rằng tiêm kích J-10 khởi nguồn từ những năm 1980, nguyên mẫu là J-9, một máy bay tiêm kích cánh tam giác đã bị bỏ rơi trong những năm 1980. Người ta cũng tin rằng J-10 được hưởng lợi từ chương trình tiêm kích Lavi của Israel.

Máy bay chiến đấu J-10 được coi là bí mật nhà nước cho đến tháng 1 năm 2007, khi các phương tiện truyền thông tiết lộ rằng nó đã được đưa vào biên chế của PLAAF. Vài tháng sau, vào tháng 5 năm 2007, cơ quan vũ khí Rosoboronexport của Nga công bố một thỏa thuận trị giá 300 triệu USD để bán 100 động cơ Saturn AL-31 cho phi đội J-10 của Trung Quốc. Sau đó, vào cuối năm 2008, J-10A đã ra mắt công chúng tại triển lãm Airshow China ở Chu Hải.

Kể từ thời điểm đó, AL-31 đã trở thành động cơ chủ chốt cho tất cả các biến thể của J-10, từ những chiếc J-10A ban đầu cho đến những chiếc J-10C tiên tiến hơn. Những thách thức liên quan đến việc phát triển động cơ Shenyang WS-10 Taihang nội địa buộc J-10 phải gắn bó với động cơ Nga lâu hơn kế hoạch.

Cuối cùng, vào đầu tháng 5 vừa qua, một chiếc J-10C trong một đơn vị tác chiến được trang bị động cơ WS-10 đã được công chúng phát hiện.

Tuy vậy, vẫn không có tuyên bố chính thức nào. Thay vào đó, một tấm ảnh rõ ràng về một chiếc J-10C đang bay với động cơ WS-10 đã xuất hiện trên mạng xã hội.

Andreas Rupprecht, tác giả cuốn Máy bay chiến đấu hiện đại của Trung Quốc, là một trong những nhà quan sát đầu tiên bình luận về việc này.

"Điều này là một cột mốc thực sự không chỉ đối với J-10, mà còn hơn cả đối với chương trình WS-10 vì nó đánh dấu sự chấm dứt sự phụ thuộc của Trung Quốc vào động cợ AL-31 của Nga đối với cả ba máy bay chiến đấu chủ lực của PLAAF. Cụ thể là các loại J-10C, J-16 và J-20, "ông nói.

Ông lưu ý rằng một thập kỷ đã trôi qua kể từ lần đầu tiên J-10B bay với WS-10 và động cơ này đã được thử nghiệm trên J-10A thậm chí còn sớm hơn. Cuối cùng, sau nhiều năm cải tiến, có vẻ như WS-10 là đáng tin cậy và đủ an toàn để trang bị cho máy bay chiến đấu một động cơ.

Được lắp bên trong J-10, WS-10 có thể được xác định bằng một vài đặc điểm. Một là các cánh hoa của vòi đốt sau rộng hơn đáng kể so với AL-31. WS-10 cũng có một vòng cấu trúc bên trong vòi phun không có trên AL-31.

Máy bay J-10A do nhóm trình diễn nhào lộn trên không của Trung Quốc sử dụng có thể được phân biệt với các biến thể sau này bằng cửa hút hình chữ nhật không nằm ngang với thân máy bay. Biến thể này được sản xuất cho đến cuối năm 2014, khi việc sản xuất chuyển sang J-10B. Tuy nhiên, J-10A đã được hiện đại hóa, bao gồm khả năng mang tên lửa dẫn đường hồng ngoại PL-10.

Tuy nhiên, để đánh giá sự thành công của động cơ WS-10 còn cần một thứ: Thời gian. Chỉ qua thời gian sử dụng mới biết chúng có thực sự tốt, thực sự thay thế được các động cơ AL-31 của Nga hay không.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.