Thực trạng tàu E1 không đảm bảo an toàn

Thực trạng tàu E1 không đảm bảo an toàn
Hôm nay, ngày thứ hai của phiên xử vụ tai nạn lật tàu E1, Tổng công ty đường sắt đã phải trả lời TAND tỉnh Thừa Thiên - Huế về điều kiện đảm bảo an toàn hành trình chạy tàu 30 giờ Hà Nội - TP HCM, ai ra lệnh chạy tàu với tốc độ này...

Thực trạng tàu E1 không đảm bảo an toàn

Thực trạng tàu E1 không đảm bảo an toàn ảnh 1
Tàu E1 bị lật ở Lăng Cô, Thừa Thiên - Huế, ngày 12/3/2005. Ảnh : TPO.

Đại diện Tổng công ty Đường sắt VN, ông Trần Đức Giao (Tổng giám đốc Tổng công ty Vận chuyển hành khách Hà Nội) trả lời, việc rút ngắn thời trình chạy tàu thống nhất Bắc Nam đối với tàu E1 còn 30 giờ được thực hiện từ năm 2002. Vấn đề này do “tập thể” Tổng công ty Đường sắt VN quy định chứ không phải do cá nhân nào.

Quy định này căn cứ trên cơ sở cho phép của điều kiện phương tiện (đầu máy, toa xe), cơ sở hạ tầng (đường sắt, hệ thống thông tin tín hiệu, ga...), phương thức tổ chức điều hành chạy tàu (con người). Theo ông Giao, từ 2002 đến nay, chưa có tai nạn nào xảy ra do quá tốc độ. Việc chạy tàu về đích đúng giờ thường xuyên với tỷ lệ cao.

Theo một nguồn tin, với những điều trình bày trên, ông Giao đã mâu thuẫn với quan điểm của mình trước đây. Một năm trước, trả lời báo chí sau vụ tai nạn tàu E1, ông Giao thừa nhận, thời trình 30 giờ Hà Nội - TP HCM là gây áp lực đối với lái tàu.

Tại phiên toà hôm nay, các trưởng tàu an ninh đã trình bày ngược lại với ý kiến ông Giao. Trưởng an ninh tàu E1, ông Nguyễn Xuân Quân cho biết, trang thiết bị hiện nay trên tàu là không đảm bảo điều kiện cho an ninh tàu hoàn thành trách nhiệm. Cụ thể, vị trí của an ninh tàu ở toa gần cuối cùng, không có phương tiện liên lạc nội bộ với tổ lái, không có máy đo tốc độ... Mọi nhận biết về tốc độ chỉ có thể thực hiện bằng kinh nghiệm, cảm giác (thuần tuý sinh học). Nếu thấy bất thường chỉ có thể cảnh báo với tổ lái bằng cách... chạy bộ lên đầu máy. Như vậy tất nhiên không thể can thiệp trong các tình huống khẩn cấp.

Vấn đề này được HĐXX đồng ý, đề nghị Tổng công ty Đường sắt VN xem xét khắc phục để hạn chế thấp nhất những vụ tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra sau này.

Về nguyên nhân xảy ra tai nạn ở Lăng Cô, bị cáo Bùi Thái Sơn (lái chính tàu E1) cho biết: “Ngoài nguyên nhân chủ quan, do chạy quá tốc độ, đề nghị HĐXX xem xét các lý do khách quan khác như việc xe ôtô chở đá đột ngột băng qua đường dân sinh (không rào chắn) cách vị trí tai nạn khoảng 10 km... Quy định khắt khe về giờ chạy tàu, đơn vị tính 1-2 phút là những áp lực lớn đối với tôi".

Theo bị cáo, hôm xảy ra tai nạn, tàu E1 chậm 16 phút tại ga Đồng Hới (Quảng Bình), khi thay ca ông Sơn phải tăng tốc để khắc phục dần, đến Huế chậm 13 phút, đến Thừa Lưu chậm 9 phút và sau đó là xảy ra tai nạn. Vấn đề khác được trình bày là việc cắm biển báo quy định tốc độ chạy tàu còn bất hợp lý. Nhiều đoạn cho chạy 80 km/h lại chuyển đột ngột còn 50-40 km/h.

Bị cáo Bùi Thái Sơn bình tĩnh và phân tích: “Đầu máy tàu E1 dài, nặng hơn so với các toa chở khách, như vậy lực ly tâm khi qua các cung đường cua có góc cong thấp sẽ lớn hơn toa xe, nhưng tại vị trí tai nạn, đầu tàu và 2 toa liền kề đã qua an toàn. Trong khi đó, móc nối ở đuôi toa số 3 lại bị vỡ. Đây là điều bất thường. Đề nghị HĐXX xem xét về kỹ thuật, chất lượng".

Trong khi đó, đại diện Tổng công ty Đường sắt VN tại tòa gần như “phủi bỏ” trách nhiệm trước vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng này, đổ hết trách nhiệm cho tổ lái.

Theo Trà Bang

Vnexpress

MỚI - NÓNG
Công an Phú Yên dồn toàn lực đảm bảo an toàn cho Tiền Phong Marathon 2024
Công an Phú Yên dồn toàn lực đảm bảo an toàn cho Tiền Phong Marathon 2024
TPO - Trao đổi với PV báo Tiền Phong, Đại tá Nguyễn Khoẻ - Phó Giám đốc Công an tỉnh Phú Yên, cho biết: "Tất cả các lực lượng Công an tỉnh Phú Yên đã sẵn sàng làm nhiệm vụ nhằm đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ an toàn cho các du khách đến địa phương và vận động viên tham gia Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài Báo Tiền Phong lần thứ 65 - năm 2024".