Thức ăn "kỵ" cho bệnh nhân suy thận

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Việc nhận biết sớm các dấu hiệu của suy thận để điều trị kịp thời là vấn đề cần thiết nhằm ngăn ngừa suy thận tiến triển sang giai đoạn nặng hơn.

Việc nhận biết sớm các dấu hiệu của suy thận để điều trị kịp thời là vấn đề cần thiết nhằm ngăn ngừa suy thận tiến triển sang giai đoạn nặng hơn. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần lưu ý chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện bởi đây là nguyên tắc quan trọng trong điều trị bảo tồn suy thận mạn.

Do bệnh thận tiến triển âm thầm nên khi các triệu chứng biểu hiện ra ngoài thì chức năng thận chỉ còn khoảng 10 – 15%, bệnh nhân cần được điều trị ngay nhằm tránh biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, để phát hiện sớm suy thận, những đối tượng mắc các bệnh có nguy cơ dẫn tới suy thận như: đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm cầu thận, sỏi thận,... cũng cần đi khám sức khỏe định kỳ nhằm đánh giá chức năng thận.

Những điều cần lưu ý cho bệnh nhân suy thận

Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia thận - tiết niệu, bên cạnh việc sử dụng thuốc kiểm soát huyết áp, kiểm soát đường huyết… thì chế độ ăn uống hợp lý đóng vai trò rất quan trọng trong việc làm chậm tiến trình suy thận. Bệnh nhân cần:

- Hạn chế chất đạm: Khẩu phần ăn hạn chế chất đạm sẽ giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu, giảm tải gánh nặng cho thận, cải thiện tình trạng bệnh vì chuyển hóa đạm trong cơ thể sẽ tạo ra nhiều chất độc hại. Các chất này được lọc qua thận gây quá tải và tổn thương thận.

- Không ăn nhiều muối: Việc ăn nhiều muối sẽ dẫn đến giữ nước trong cơ thể, tăng áp suất tại các mạch máu thận, từ đó làm tăng gánh nặng cho thận.

- Hạn chế ăn các chất kích thích (ớt, hành, tỏi, giấm, muối chua…), hạn chế thức ăn chế biến sẵn (thịt, cá đóng hộp, giò chả…).

Những điều cần lưu ý cho bệnh nhân suy thận

Không ăn các chất kích thích (ớt, hành, tỏi…)

Ngoài ra, bệnh nhân suy thận cần lựa chọn công việc nhẹ nhàng, không làm việc yêu cầu vận động mạnh, tốn quá nhiều sức. Do khi thực hiện gánh nặng thể lực, cơ thể sẽ tăng cường máu đến hệ thống cơ bắp, não, tim, phổi; giảm tối đa lượng máu về thận và các cơ quan tiêu hóa, gây thiếu máu nhu mô dẫn đến suy giảm chức năng thận.

Việc điều trị suy thận được tiến hành theo hai hướng: điều trị bảo tồn (chế độ dinh dưỡng kết hợp dùng thuốc) và điều trị thay thế (lọc máu ngoài thận, ghép thận). Đối với bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, ghép thận là giải pháp tối ưu để duy trì sự sống. Tuy nhiên, phương pháp này cần chi phí cao, hạn chế về nguồn thận cung cấp, đồng thời có nguy cơ thải ghép sau phẫu thuật.

Theo Theo Sức khỏe & Đời sống
MỚI - NÓNG