Thủ tướng: Vì thiếu tiền, thiếu cách làm hay vô ý thức để dịch lan ra?

TPO - Nhắc đến tình hình dịch bệnh, người đứng đầu Chính phủ đặt vấn đề: “Tại sao dịch bùng phát, từ 1-2 tỉnh, nay đã là 7 tỉnh và có nguy cơ lan rộng?. “Vì thiếu tiền, thiếu cách làm hay vô ý thức để dịch lan ra”?- Thủ tướng nói.  
Thủ tướng: Vì thiếu tiền, thiếu cách làm hay vô ý thức để dịch lan ra? ảnh 1

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu bộ ngành, địa phương "xắn tay" ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi lây lan

Sáng 4/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến với các địa phương, triển khai các giải pháp cấp bách khống chế dịch tả lợn châu Phi. 

Theo Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại Việt Nam từ ngày 1/2 và đến nay ASF xảy ra tại 202 hộ, 64 thôn, 33 xã, 14 huyện của 7 tỉnh, thành phố là Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hà Nam và Hải Dương. 

 Tổng số lợn bị mắc bệnh và tiêu hủy trên 4.200 con, với tổng trọng lượng tiêu hủy gần 300 tấn. Cục Thú y đã giải trình tự gien của virus ASF trên lợn tại Việt Nam, cho thấy chủng virus này giống virus đang lấy bệnh này tại Trung Quốc. 

 Bộ NN&PTNT cũng cho biết, Việt Nam có 2,5 triệu hộ với tổng đàn là 13,8 triệu con, chiếm tỷ lệ 49% tổng đàn. Cùng đó, trên 10.000 trang trại, chiếm 51% tổng đàn trong cả nước. Nguy cơ lây lan dịch ASF ra các địa phương khác là rất cao.

 Chỉ đạo hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải “xắn tay”, quyết liệt ngăn chặn dịch bệnh, với tinh thần “chống dịch như chống giặc”. Khống chế, không để dịch lây lan, làm ảnh hưởng đến chăn ngành chăn nuôi, an sinh xã hội và môi trường.

Thủ tướng tình hình bức bách: “Chúng ta có 2,5 triệu họ chăn nuôi, 10.000 trang trại và hiện dịch lan ra 7 tỉnh thành rồi… chúng ta có ngăn chặn được không?” và nêu rõ: “Chủ tịch UBND tỉnh chịu trách nhiệm trước pháp luật và Thủ tướng về ngăn chặn, không thống chế dịch tại địa phương”.

 Nhắc nhở một số địa phương chỉ cử chi cục thú ý dự hội nghị, Thủ tướng nêu rõ, việc phòng chống dịch không chỉ đơn thuần là việc của Chi cục Thú y, Bộ NN&PTNT, mỗi  mỗi địa phương, đặc biệt là cả Bí thư, Chủ tịch tỉnh phải “xắn tay” mới hiệu quả.

 Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tài chính phải có hướng dẫn thanh toán kịp thời cho các địa phương. Bộ TT&TT đẩy mạnh tuyên truyền về vấn đề này, để không gây hoang mang và quay lưng với thịt lợn sạch, không để do vấn đề này mà ngành chăn nuôi ở Việt Nam bị ứ đọng, không hiệu quả....

 “Cần tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm khắc địa phương nào không làm. Từ thị 04 của Thủ tướng, các cấp, các ngành cần cụ thể hóa, triển khai rõ ràng hơn, chứ không chung chung, đại khái”- Thủ tướng nói.

Thủ tướng: Vì thiếu tiền, thiếu cách làm hay vô ý thức để dịch lan ra? ảnh 2 Thủ tướng đồng ý phương án hỗ trợ người dân có lợn bị tiêu hủy ở mức thấp nhất 80% theo giá thị trường như đề xuất của Bộ NN&PTNT

Nhắc đến tình hình dịch bệnh, người đứng đầu Chính phủ đặt vấn đề: “Tại sao dịch bùng phát, từ 1-2 tỉnh, nay đã là 7 tỉnh và có nguy cơ lan rộng? Nguyên nhân từ đâu, do vận chuyển, tiêu thụ hay do tiêu hủy không đảm bảo? Có hiện tượng người chăn nuôi che giấu dịch bệnh không? Tại sao thương lái gia tăng số lượng vận chuyện lợn từ Bắc vào Nam, có phải là nguyên nhân dịch đi sâu vào các tỉnh phía Nam hay không?" 

 Về ý kiến cần ngăn chặn vận chuyển lợn từ Bắc vào Nam, Thủ tướng cho rằng, cần phải kiểm soát tốt, chứ không ngăn chặn vận chuyển. Thủ tướng đồng ý mức 80% theo giá thị trường, lợn nái, lợn đực (làm giống) có thể cao hơn 1,5-1,8 lần giá thị trường như đề xuất của Bộ NN&PTNT.

Theo cũng nhắc nhở, về việc củng cố, nâng cao năng lực của hệ thống thú y đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh trong hoàn cảnh hiện nay. “Vì thiếu tiền, thiếu cách làm hay vô ý thức để dịch lan ra”?- Thủ tướng nói. 

 Về hỗ trợ, Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu phải đảm bảo tính công khai, minh bạch, chống tiêu cực, tránh tình trạng “tiêu hủy 5 con lợn thì khai 8 con, không có dịch mà nói có dịch”.Cùng đó, cần giám sát thực hiện để bảo đảm đúng đối tượng, chống thất thoát, lãng phí hoặc lợi dụng chính sách.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh, việc tuyên truyền không lây hoang mang, bán tháo lợn. Yêu cầu người chăn nuôi thực hiện nuôi 5 không: Không dấu dịch; không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết; không giết mổ tiêu thụ lợn bệnh, lợn chết; không vứt lợn chết ra môi trường; không sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt.

MỚI - NÓNG