Hải Dương là địa phương thứ 7 xuất hiện dịch tả lợn châu Phi

Hải Dương tổ chức tiêu hủy đàn lợn mắc dịch tả lợn châu Phi
Hải Dương tổ chức tiêu hủy đàn lợn mắc dịch tả lợn châu Phi
TPO - Dich tả lợn châu Phi (ASF) xuất hiện Hải Dương- địa phương thứ 7 trên cả nước "dính" loại dịch bệnh nguy hiểm này.

Ngày 2/3, thông tin Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết, Hải Dương đã xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi đầu tiên vào ngày 1/3, tại hộ chăn nuôi ông Hoàng Văn Chinh ở xã Hiến Thành, huyện Kinh Môn.

Ngay sau khi có thông tin có lợn ốm, chết bất thường, cơ quan thú y địa phương tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm tại Chi cục Thú y Vùng II, và ngày 1/3 cho kết quả dương tính với bệnh ASF.

Trong ngày 2/3, lực lượng thú y và địa phương đã chôn tiêu hủy trên 90 con lợn của gia đình ông Chinh. Cùng đó, cơ quan chức năng cũng tiến hành lấy mẫu, cho tiêu hủy lợn tại hai trại kế bên để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan, phun sát trùng, rải vôi, lập chốt để khoanh vùng dịch.

Như vậy, đến nay, cả nước đã có 7 tỉnh thành xuất hiện dịch tả lợn châu Phi, cùng với Hải Dương có 6 địa phương trước đó là Hưng Yên, Thái Bình, Hải PHòng, Thanh Hóa, Hà Nam và Hà Nội.

Cũng trong chiều 2/3, Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã đi kiểm tra làm việc về công tác phòng chống dịch tả lợn Châu Phi tại Hải Phòng.

Hải Dương là địa phương thứ 7 xuất hiện dịch tả lợn châu Phi ảnh 1 Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường kiểm ta tình hình và công tác chỉ đạo phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Hải Phong chiều 2/3

Đến chiều qua, bệnh ASF đã xảy ra tại 38 hộ tại 12 thôn, 5 xã thuộc 2 huyện Thủy Nguyên (các xã Chính Mỹ, Liên Khê, Lưu Kiến, Đông Sơn, Thủy Đường) và xã Nam Hưng, huyện Tiên Lãng. Số lợn bắt buộc phải tiêu hủy 424 con (46 con lợn nái, 299 con lợn thịt, 79 con lợn theo mẹ).

Bộ trưởng Cường lưu ý, bệnh ASF dù không lây sang người, gia cầm, đại gia súc, nhưng lây sang đàn lợn rất nguy hiểm, vì lợn mắc bệnh gần như chết 100%, trong khi không có vaccine.

Ông cũng lưu ý, việc đào hố tiêu hủy phải đúng theo khuyến cáo của của Tổ chức Thú y thế giới (OIE) là sâu 3 mét, nên sử dụng vôi cục và khu chôn lập phải đảm bảo xa nguồn nước chung, xa khu dân cư và phải được kiểm soát đặc biệt nghiêm ngặt.

Ông Cường đề nghị Hải Phòng, sớm hỗ trợ người dân có lợn bị tiêu hủy, để ổn định tâm lý người chăn nuôi. Tuyên truyền, hỗ trợ để người dân có điều kiện chuyển đổi sang một số công việc ngành nghề khác để bù đắp trong lúc chuồng trại đang trong quá trình niêm phong lập chốt cách ly.

Chủ tịch UBND Nguyễn Văn Tùng cho rằng, việc hỗ trợ 38.000 đồng/kg hơi là chưa phù hợp với lợn nái lợn bố mẹ, lợn giống. Ông Tùng cũng đề nghị Bộ NN&PTNT sớm kiến nghị với Chính phủ hỗ trợ sát lơn với những hộ có lợn tiêu hủy, đặc biệt là với lợn nái tăng thêm 1,8- 2 hệ số so với mức hỗ trợ chung hiện nay.

Bộ NN&PTNT cũng cho rằng, hiện mức hỗ trợ 38.000 đồng/kg hơi là chưa sát với thị trường. Bộ đang đề xuất với các bộ ngành và Chính phủ sớm ban hàng chính sách hỗ trợ thêm cho người chăn nuôi, ngoài mức hỗ trợ theo Nghị định 02 nói trên.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.