Thu phí điện tử không dừng ePass: bước khởi đầu khát vọng giao thông thông minh

Giao thông là một trong ba trụ cột quan trọng để phát triển nền kinh tế của bất cứ một quốc gia nào bên cạnh giáo dục và y tế. Vì vậy, chuyển đổi số trong lĩnh vực giao thông vận tải và logistics là một trong những lĩnh vực trọng yếu cần ưu tiên trong chương trình chuyển đổi số quốc gia.

Tuy nhiên, chuyển đổi số trong giao thông tại Việt Nam còn nhiều bất cập, cần nhiều sự quyết tâm của chính phủ và sự đồng hành của những đơn vị nhiều tiềm lực công nghệ

Thu phí điện tử không dừng ePass: bước khởi đầu khát vọng giao thông thông minh ảnh 1  

Giao thông thông minh ở Việt Nam: Còn thiếu sự đồng bộ

Thực tế đã cho thấy, vào các kỳ nghỉ lễ, nhất là những kỳ nghỉ lễ dài ngày, lưu lượng phương tiện giao thông trên các tuyến quốc lộ đều gia tăng đột biến dẫn đến tình trạng ùn, tắc. Trong những điểm ùn, tắc thường xuyên, các trạm thu phí luôn là những điểm nóng và đã có nhiều nơi, nhiều lúc buộc phải "xả trạm" vì tình trạng này.

Bên cạnh cảnh ùn tắc giao thông vì... thu tiền thủ công tại một số trạm BOT, một trong những điểm mới, tích cực hơn qua đợt nghỉ lễ Tết Dương lịch vừa rồi là trên nhiều tuyến quốc lộ đã đồng loạt có thêm các làn đường thu phí không dừng (ETC), giúp các chủ phương tiện dễ dàng vượt trạm nhờ hệ thống kiểm soát tự động của các trạm ETC, tránh cảnh kẹt xe kéo dài.

Thu phí điện tử không dừng ePass: bước khởi đầu khát vọng giao thông thông minh ảnh 2  

Thu phí không dừng chỉ là một trong những bước khởi đầu của giao thông thông minh (ITS-Intelligent Transport System) mà Bộ Giao thông Vận tải đang phối hợp với các doanh nghiệp công nghệ lớn như Viettel triển khai áp dụng tại Việt Nam với mục đích giảm thiểu tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, giá thành vận chuyển.

Thời gian qua, Việt Nam đã ứng dụng ITS trong giao thông với một số tuyến cao tốc như: Cầu Giẽ - Ninh Bình, Hà Nội - Hải Phòng, TP HCM - Trung Lương, Long Thành - Dầu Giây. Một số địa phương cũng thực hiện ITS trong quản lý, điều hành giao thông đô thị; ngành công an ứng dụng ITS trong hệ thống giám sát, xử lý vi phạm giao thông…

Tuy nhiên, theo các chuyên gia giao thông, việc triển khai, ứng dụng ITS tại Việt Nam trong thời gian qua chủ yếu hướng đến mục tiêu quản lý, giám sát và xử lý vi phạm giao thông. Trong khi đó, các yếu tố hướng tới dịch vụ người dùng, cung cấp những tiện ích cho người tham gia giao thông trong ITS còn chậm chú trọng đầu tư.

Mặt khác, một thực trạng khó khắc phục ở nước ta hiện nay khi áp dụng ITS đó chính là thiếu sự đồng bộ. Tuy có rất nhiều những dự án nghiên cứu được triển khai nhưng chúng chỉ mang tính chất thí điểm, riêng lẻ. Chưa có những nghiên cứu tổng thể nào về hiện trạng, định hướng phát triển ITS.

Những thành phố chưa có trung tâm điều hành tập trung để có thể kết nối và điều khiển các hệ thống quản lí. Quan trọng hơn nữa, hiện nay hệ thống hạ tầng giao thông chưa được khai thác hiệu quả, chưa đủ để đáp ứng nhu cầu hiện tại. Thêm vào đó, nguồn nhân lực chất lượng cao có kiến thức trong việc quản lí vận hành những hệ thống tiên tiến này còn rất hạn chế, chưa thể đảm bảo cho một sự phát triển bền vững của ITS.

Thu phí điện tử không dừng ePass: bước khởi đầu khát vọng giao thông thông minh ảnh 3  

Viettel với khát vọng xây dựng hệ thống ITS trên đất nước Việt Nam

Giao thông là một trong ba trụ cột quan trọng để phát triển nền kinh tế của bất cứ một quốc gia nào bên cạnh giáo dục và y tế. Vì vậy, chuyển đổi số trong lĩnh vực giao thông vận tải và logistics là một trong những lĩnh vực trọng yếu cần ưu tiên trong chương trình chuyển đổi số quốc gia.

Phát biểu tại lễ khai trương chính thức triển khai hệ thống thu phí không dừng Epass, ông Lê Đình Thọ, Thứ trưởng Bộ GTVT cho rằng: “Hệ thống thu phí tự động ePass sẽ là một đòn bẩy giúp phổ cập dịch vụ thu phí không dừng trên toàn quốc, tiến đến phát triển giao thông số tại Việt Nam”. 

Với dịch vụ thu phí điện tử không dừng ePass do Viettel cung cấp có thể mang lại lợi ích trong quản lý nhà nước và xã hội ở lĩnh vực giao thông như: tránh thất thoát; giảm ùn tắc, ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông; giảm thanh toán tiền mặt; tiết kiệm thời gian, nhiên liệu và tăng tuổi thọ của xe; tiến tới xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về giao thông.

 Tuy nhiên, thứ trưởng Lê Đình Thọ nhấn mạnh: “Việc thu phí không dừng tự động mới là giai đoạn bước đầu, thời gian tiếp theo, đối với Giao thông vận tải, chúng ta đang hướng tới mô hình giao thông thông minh. Việc ứng dụng khoa học công nghệ cao để quản lý, điều hành giao thông là rất cần thiết. Chúng tôi rất cần những đối tác có tiềm lực mạnh về công nghệ, kĩ thuật hỗ trợ, triển khai nhiều dự án và ứng dụng nhiều tiến bộ trong khoa học kĩ thuật trong lĩnh vực giao thông như Viettel. Là tập đoàn công nghệ đi đầu Việt Nam, Viettel không chỉ thực hiện các nhiệm vụ phục vụ cho vấn đề an ninh quốc phòng, phục vụ cho 1 số lĩnh vực khác, mà hiện nay Viettel bắt đầu tham gia phát triển các sản phẩm giao thông. Chúng tôi đánh giá rất cao Viettel, tuy mới tham gia vào phát triển giao thông thông minh, nhưng kết quả bước đầu cho thấy chúng ta đã thực hiện chuyển đổi số theo đúng chỉ đạo của chính phủ. Mục tiêu của chúng ta là Cách mạng khoa học công nghệ 4.0, có thể nói Viettel là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực này, giúp đất nước thay đổi một cách nhanh chóng

Theo ông Lê Đăng Dũng-Quyền chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Viettel,  với tiềm lực về công nghệ đang có, Viettel sẵn sàng cùng Bộ GTVT xây dựng và triển khai dữ liệu của ngành phát triển cho nền tảng kết hợp, kết nối liên thông dữ liệu với các hệ thống thông tin, nền tảng quản lý thu phí thanh toán điện tử trong giao thông, nền tảng nhận diện kiểm soát phương tiện tự động, nền tảng quản lý phương tiện và người điều khiển. “Chúng tôi tự tin cùng ngành giao thông bắt kịp xu hướng chuyển dịch về công nghệ giao thông thông minh trên thế giới và khu vực sớm đưa Việt Nam đứng trong top 10 quốc gia phát triển về ITS.

MỚI - NÓNG