Thù lao làm phim Bông sen bạc hai triệu đồng mỗi tháng

Thù lao làm phim Bông sen bạc hai triệu đồng mỗi tháng
TP - Đạo diễn Mùi cỏ cháy - Bông sen bạc LHP Việt Nam lần thứ 17 vừa kết thúc tại Phú Yên- người để lại ấn tượng qua vai diễn Bao giờ cho đến tháng Mười, Làng vũ đại ngày ấy - chia sẻ câu chuyện về điện ảnh quốc doanh - vẫn đang là một câu chuyện buồn.

Chúng tôi thuộc Lớp diễn viên điện ảnh khóa 2, sau khóa 1 của chị Trà Giang anh Thế Anh, từ sau đó không đào tạo diễn viên điện ảnh nữa. Tất cả trông chờ vào đào tạo của khoa sân khấu. Một xu thế nữa là xu thế thị trường, một số diễn viên không phải diễn viên chuyên nghiệp: Họ là người mẫu, là ca sĩ có hình thể đẹp đang hot, đình đám ở mảng giải trí, được mời đóng phim để kéo khán giả đến xem.

Họ không có nghề diễn, tôi dám khẳng định điều đó vì có học diễn xuất ngày nào đâu. Nghề diễn có kỹ thuật riêng của nó, bọn tôi học gần 4 năm giời chỉ để diễn mà còn cảm thấy mình diễn dở nữa là.

Thêm nữa, gốc của làm phim bao giờ cũng là kịch bản, kịch bản hay để làm phim giờ thật hiếm hoi. Hiện thực đó không bao giờ có thể vượt qua được. Ở nước ngoài, tiền nhuận bút kịch bản có thể đủ cho họ sống 4, 5 năm và đủ tái đầu tư sản xuất. Trong khi ở ta bỏ ra hàng vài năm để viết nhưng cũng có thể không được duyệt, như thế đã mạo hiểm rồi. Nếu được duyệt họ chỉ đủ sống trong vài tháng, thì làm sao tận tâm được. Họ chỉ chăm chăm chọn đề tài dễ được nhà nước đặt hàng, viết vội vàng không đầu tư kỹ lưỡng.

Giới điện ảnh có Luật rồi, liệu đó có được xem là một giải pháp cụ thể?

Nghe thì tưởng Luật điện ảnh (có hiệu lực từ năm 2007, sửa đổi và bổ sung năm 2009) có vẻ mở, vì cho phép mọi thành phần xã hội có thể làm phim. Nhưng như thế nhiều người không nghề ngỗng gì cũng đi làm phim, còn chúng tôi những người được học hành, có nghề lại đang nằm trong cơ chế của một hãng phim. Chúng tôi chưa đủ sức bung ra tự làm tự sống, vẫn phải phụ thuộc vào hãng.

Mọi người có thể tưởng tượng rằng, tôi một NSƯT, có bằng đại học ở Nga về hoạt động ở Hãng phim truyện từ năm 1977 đến giờ, lương tôi thuộc loại cao mà được lĩnh 3 triệu đồng nếu không làm phim, khi làm phim, tôi có thêm chút nữa. Nhiều người lương thấp hơn chỉ hơn 1 triệu, sống sao đây? Ai muốn đổ hết tâm lực cho điện ảnh, nếu lương không đủ sống. Các cụ dạy rồi: Có thực mới vực được đạo.

Chính vì thế mà nhiều người chỉ cắm chân ở hãng quốc doanh, rồi ra ngoài làm phim truyền hình. Cứ hai ngày xong một tập, ít nhất cũng được triệu rưỡi, cỡ như chúng tôi đạo diễn được ngót chục triệu, trong hai ngày thì ngon quá. Trong khi Mùi cỏ cháy tôi làm trong gần 2 năm giời, chia thù lao ra chỉ được 2 triệu một tháng.

Trong xu thế điện ảnh mở cho mọi thành phần xã hội, theo anh liệu có cần định hướng cụ thể nào không?

Không cần, miễn là tìm ra được câu chuyện hay, chuyển tải được gì có ích cho xã hội. Phim nhà nước hay tư nhân đều được, đề tài lịch sử hay đương đại đều đáng quý, miễn là phim hướng con người đến cái đẹp.

Xin cảm ơn.

Toan Toan

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
TPO - Nhận cuộc gọi từ Vietlott thông báo trúng giải 25 tỷ đồng trong lúc chăm sóc con nhỏ tại bệnh viện, chị M. ở Kiên Giang quyết định sẽ sử dụng một phần tiền để trả nợ, chữa bệnh cho con và đón bố mẹ về phụng dưỡng.