Thổ Nhĩ Kỳ hứng chịu những cú phản đòn của Nga

Người biểu tình phản đối Thổ Nhĩ Kỳ bên ngoài đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ tại Moskva sau sự kiện chiếc Su-24 bị bắn rơi tại Syria. Ảnh: AFP.
Người biểu tình phản đối Thổ Nhĩ Kỳ bên ngoài đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ tại Moskva sau sự kiện chiếc Su-24 bị bắn rơi tại Syria. Ảnh: AFP.
Bất chấp áp lực mà Ankara đang cố gắng tận dụng, rõ ràng là không có ai sẵn sàng tiến lên và giúp Thổ Nhĩ Kỳ trong bối cảnh căng thẳng Nga-Thổ hiện nay.

Không chỉ có khí đốt

Thổ Nhĩ Kỳ trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters cho biết Nga đã ngừng tiến hành công việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân cho họ. Trong thực tế, Thổ Nhĩ Kỳ đang phóng đại vấn đề quá mức khi Nga không thực sự dừng hẳn mà chỉ làm chậm lại trong bối cảnh xung đột ngày càng tăng giữa Moskva và Ankara sau khi một chiếc máy bay F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ chiếc máy bay Su-24 của Nga trên biên giới Syria hồi tháng trước.

Thỏa thuận xây dựng các nhà máy hạt nhân giữa Moskva và Ankra được bắt đầu vào năm 2013. Thổ Nhĩ Kỳ cam kết sẽ trả 20 tỷ USD cho 4 nhà máy điện hạt nhân 1.200 megawatt được xây dựng tại quốc gia này. Nhà máy đầu tiên dự kiến sẽ được khai trương vào năm 2019, nhưng do rất nhiều nguyên nhân, đến nay dự án này vẫn không được triển khai theo kế hoạch, trong đó có một lý do là dự án phải đối mặt với các vấn đề pháp lý quốc tế.

 

Đây cũng là mấu chốt của vấn đề và là lý do tại sao Thổ Nhĩ Kỳ không bao giờ có thể giành chiến thắng trong cuộc xung đột với Nga. Thổ Nhĩ Kỳ gần như hoàn toàn phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu. Họ đã hy vọng vào các nhà máy điện hạt nhân trên, và cần phải tiến hành các cuộc đàm phán ngoại giao “cửa sau” để hồi sinh thỏa thuận này, nhưng họ dường như không muốn làm điều đó. Do đó, sự căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga hiện nay dường như không thể tiêu tan.

 

Nga cũng đã ngừng nhập khẩu trái cây và rau từ Thổ Nhĩ Kỳ với lý do Moskva đưa ra là vì chất lượng vệ sinh kém. Trái cây và rau của Thổ Nhĩ Kỳ chiếm 20% trong tổng số trái cây và rau mà Nga tiêu thụ. Đây là một mất mát rất lớn đối với nền kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ. Thiệt hại hàng năm về doanh thu trái cây và rau giữa hai bên là 4 tỷ USD. Nga tuyên bố rằng họ sẽ dễ dàng bù đắp thiệt hại của mình bằng cách nhập khẩu nhiều hơn từ Iran và Israel.

Nga cũng đã hủy các chuyến công du và tất cả các chi phí bao gồm các chuyến du lịch mà người Nga tiến hành hàng năm đến Thổ Nhĩ Kỳ. Năm ngoái, 3,3 triệu người Nga đi du lịch ở Thổ Nhĩ Kỳ, chiếm 10% trong tổng số du khách đến đây. Hiện tại, đối với người Nga, những kỳ nghỉ như vậy sẽ là không cần thiết và họ sẽ tìm một nơi khác để lấp đầy nhu cầu du lịch của họ. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không tìm được 3,3 triệu khách du lịch khác để thay thế.

Nga muốn trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ là điều rất rõ ràng. Tổng thống Nga Vladimir Putin chắc chắn có khả năng gây khó khăn đối với Ankara. Nga mua hàng hóa trị giá 30 tỷ USD từ Thổ Nhĩ Kỳ mỗi năm. Tất cả các sản phẩm này đều có thể dễ dàng được thay thế bằng ở nơi khác. Nhưng Thổ Nhĩ Kỳ dựa vào Nga khoảng 20 tỷ USD khí tự nhiên mỗi năm. Nếu dòng chảy đó có một chút thay đổi, dù chỉ trong một ngày – hệ thống lưới điện chạy bằng các động cơ khí đốt tự nhiên của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ ngừng hoạt động. 

Nga cũng sẽ bắt đầu hạn chế cung cấp khí đốt cho Thổ Nhĩ Kỳ. Họ đã hủy bỏ việc triển khai các đường ống dẫn khí dưới biển, cùng với các nhà máy điện hạt nhân, điều mà Ankara hy vọng cuối cùng có thể sẽ giúp cho Thổ Nhĩ Kỳ độc lập hơn về năng lượng.

Thổ Nhĩ Kỳ hứng chịu những cú phản đòn của Nga ảnh 1

Tổng thống Putin đã áp dụng một loạt biện pháp trả đũa sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Su-24. Ảnh: AP.

Nguồn thay thế hạn chế 

Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ không thể có nhiều nguồn khí đốt thay thế. Họ đang xung đột công khai không chỉ với Nga mà còn với các nhà cung cấp khác. Họ đứng về phía tổ chức Anh em Hồi giáo Ai Cập và như vậy Cairo sẽ không cung cấp khí đốt cho họ. Họ đã từng chỉ trích rất gay gắt Saudi Arabia, vì vậy Riyadh cũng sẽ không cung cấp khí đốt cho họ. Về tiềm năng, Israel có thể sẽ hỗ trợ nhu cầu khí đốt của Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ, một cựu đồng minh của nhà nước Do Thái này, đã từng công khai đối đầu  với Israel.

Thổ Nhĩ Kỳ đã tính đến sự trợ giúp từ EU. Nhưng Ankara đang hiểu sai tình hình. Không phải chỉ vì họ chỉ trích Moskva liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine và đặc biệt là sau sự sáp nhập bán đảo Crimea năm ngoái, mà những lời chỉ trích đó có thể biến thành hành động.

Có lẽ Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, vì có những biện pháp trừng phạt của phương Tây chống lại Nga, nên sẽ có một cách để tận dụng sức mạnh đó và gây áp lực với Moskva. Tuy nhiên, bất chấp áp lực mà Thổ Nhĩ Kỳ đang cố gắng tận dụng, rõ ràng là không có ai sẵn sàng tiến lên và giúp Thổ Nhĩ Kỳ trong bối cảnh này.

Theo Theo Báo Tin Tức
MỚI - NÓNG
Ngư dân ở Lăng Cô trắng tay
Ngư dân ở Lăng Cô trắng tay
TPO - Qua nhiều năm gắn bó với nghề nuôi trồng thủy sản trên đầm Lập An, chưa bao giờ người dân thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế, lại chịu những thiệt hại dồn dập về nhà cửa, khu hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cá bị trôi mất, bị chết do sốc ngạt nước như hiện nay.