Thiếu trường học là do quận, sở

Thiếu trường mầm non, nên phụ huynh phải xếp hàng xin học cho con. Ảnh: Hồng Vĩnh
Thiếu trường mầm non, nên phụ huynh phải xếp hàng xin học cho con. Ảnh: Hồng Vĩnh
TP - Trước những bức xúc về tình trạng thiếu trường mầm non và phổ thông các cấp tại một số khu vực, hôm qua (28-9) Hà Nội đã tổ chức giao ban với lãnh đạo các quận, huyện bàn về các biện pháp khắc phục, đặt mục tiêu đến năm 2015 không còn tình trạng thiếu trường, thiếu lớp.

> Lại sắp cải cách giáo dục?
> Vừa dạy vừa góp ý cho giảm tải

Thiếu trường mầm non, nên phụ huynh phải xếp hàng xin học cho con. Ảnh: Hồng Vĩnh
Thiếu trường mầm non, nên phụ huynh phải xếp hàng xin học
cho con. Ảnh: Hồng Vĩnh.
 

12 phường không có trường tiểu học công lập

Theo Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thị Bích Ngọc, trong những năm qua, thành phố đã tập trung đầu tư mọi mặt để phát triển giáo dục, xây dựng hệ thống trường mầm non và phổ thông các cấp, đáp ứng nhu cầu học tập của người dân. Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng trường học trên địa bàn còn nhiều hạn chế.

Hiện, có 6 phường chưa có trường mầm non công lập nằm trên các quận nội thành như: Đống Đa, Hai Bà Trưng. Còn đối với khối tiểu học hiện có 12 phường chưa có trường tiểu học công lập, tập trung tại các quận Hoàn Kiếm, Đống Đa, Cầu Giấy, Thanh Xuân. Nhiều trường khác có tỷ lệ sỹ số học sinh cao hơn quy định.

Theo ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND thành phố, vấn đề khắc phục tình trạng thiếu trường học là nhiệm vụ cấp bách nhất hiện nay của các quận, huyện, đặc biệt các quận nội thành. Thành phố đặt ra cho các quận/huyện, năm 2015 phải giải quyết tình trạng này.

 

Ông Trần Đức Học-Chủ tịch UBND quận Đống Đa cho biết, trong số 6 phường ở khu vực nội thành hiện không có trường mầm non công lập, Đống Đa có đến 4 phường. “Do mật độ dân số ngày tăng cao nên tình trạng thiếu trường học đang hiện hữu. Cụ thể, 4 phường chưa có trường mầm non; 4 phường chưa có trường tiểu học; 6 phường chưa có trường trung học cơ sở... Nguyên nhân, do quỹ đất xây trường không còn” - Ông Học nói.

Lãnh đạo quận này kiến nghị UBND TP thu hồi một số cơ sở sản xuất trên địa bàn để dành đất xây trường học. “Từ nay đến đầu năm 2012, quận sẽ tập trung lập dự án và đầu tư xây dựng. Đến năm 2014 sẽ giải quyết xong việc 4 phường thiếu trường mầm non” - Ông Học nói.

Ông Phan Tiến Bình, Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng (quận có 2 phường đang thiếu trường mầm non, 4 phường chưa có trường tiểu học, trung học cơ sở) cũng quan điểm đề nghị thành phố thu hồi các khu đất để xây dựng trường học.

Có phép vẫn không xây

Theo ông Lê Văn Hoạt, Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội, vấn đề thiếu trường mầm non, phổ thông là một “lỗ thủng” trong bức tranh giáo dục Thủ đô. “Báo cáo kết quả rà soát mạng lưới trường học mà chúng tôi vừa được tiếp cận, chúng ta không chỉ thiếu trường lớp cục bộ mà thiếu cả về tổng thể”, ông Hoạt nói.

Khu trung tâm thương mại đó đã đưa vào sử dụng từ nhiều năm nay, nhưng trường học thì vẫn không xây được. Ai, cấp nào phải chịu trách nhiệm về việc này”. - Bà Ngô Thị Thanh Hằng.

 

Ông Hoạt còn băn khoăn, liệu sau hội nghị giao ban lần này, tình hình có khả quan khi mà vấn đề thiếu trường lớp trong các quận nội thành đã từng được đặt ra từ 2 năm trước. “Đơn cử, việc 6 phường chưa có trường mầm non công lập, năm 2009 chúng ta đã nói. Vậy mà 2 năm sau, chúng ta vẫn quay trở lại bàn bạc các đầu việc cũ”, ông Hoạt nói.

Bà Ngô Thị Thanh Hằng, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội, cho rằng, sở dĩ vấn đề thiếu trường học ở nhiều quận nội thành không được giải quyết rốt ráo có lỗi phần lớn ở lãnh đạo các quận đó.

“Nhiều nơi quỹ đất cũng rất khó khăn nhưng họ vẫn xây được trường mới. Đơn cử, quận Hoàn Kiếm là nơi có nhiều phố cổ, phố cũ, mật độ dân cư đông, đất có giá trị thương mại cao, vậy mà họ vẫn di dời được một doanh nghiệp để lấy 6.000 m2 đất (44 - 46 Hàng Quạt) và xây một trường THCS ở đó. Nhưng, nhiều nơi lại không làm được như thế.

Chẳng hạn quận Hai Bà Trưng, khi nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo di dời, cùng một lúc thành phố có quy hoạch xây dựng trên nền đất cũ của nhà máy một trường học (3.000 m2) và một khu trung tâm thương mại. Kết quả, khu trung tâm thương mại đó (Vincom) đã xây được mấy toà tháp, đưa vào sử dụng từ nhiều năm nay, nhưng trường học thì vẫn không xây được. Ai, cấp nào phải chịu trách nhiệm về việc này?”, bà Hằng nói.

Cùng quan điểm với ông Hoạt, bà Hằng còn đưa ra nhiều ví dụ khác để minh họa cho nhận định lãnh đạo các quận cũng như Sở GD&ĐT chưa làm hết trách nhiệm trong việc xây trường. Chẳng hạn, từ cách đây 3 năm, thành phố đã xin phép các bộ, ngành liên quan để 2 quận Ba Đình và quận Hai Bà Trưng thí điểm nâng tầng trường học (7 đến 9 tầng). Như vậy, về cơ chế không còn gì vướng mắc. Nhưng đến giờ, các dự án xây trường cao tầng này vẫn chưa được triển khai.

Hoặc, địa điểm 67b Cửa Bắc, nơi vốn là trường Bồi dưỡng cán bộ giáo dục Hà Nội, đã được UBND thành phố kết luận bằng văn bản cho phép xây thành trường THCS Nguyễn Trung Trực. “Vậy mà hôm nay anh Chanh (ông Phạm Văn Chanh, Chủ tịch UBND quận Ba Đình - PV) vẫn kiến nghị nội dung anh đã kiến nghị cách đây 3 năm, và đã được Chủ tịch UBND TP quyết định”, bà Hằng nói.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Tin mới vụ cô gái trẻ lái ô tô lao xuống sông Đồng Nai
Tin mới vụ cô gái trẻ lái ô tô lao xuống sông Đồng Nai
TPO - Cơ quan chức năng cho biết trên xe ô tô lao xuống sông Đồng Nai chỉ có một nạn nhân nữ. Vị trí tìm thấy ô tô và nạn nhân thuộc địa bàn tỉnh Bình Dương, do đó địa phương này tiến hành thụ lý việc khám nghiệm. Sau khi hoàn tất sẽ làm thủ tục bàn giao thi thể nạn nhân cho gia đình lo hậu sự.