Thế giới đánh giá cao Việt Nam thúc đẩy quyền con người

Bác sĩ tuyến huyện ở Điện Biên tư vấn sức khỏe cho bệnh nhân. Ảnh: Thái Hà
Bác sĩ tuyến huyện ở Điện Biên tư vấn sức khỏe cho bệnh nhân. Ảnh: Thái Hà
TP - 10/12 là ngày được Liên Hợp Quốc công bố là ngày lễ quốc tế - Ngày Nhân quyền Quốc tế và được các nước trên thế giới kỷ niệm. Nhiều nước trên thế giới, nhiều hội nghị quốc tế, trong đó có Hội nghị Nhân quyền tại Lisbon tháng trước, đánh giá cao việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người tại Việt Nam.

Ngày 16/12/1966, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua hai công ước quốc tế quan trọng nhất về quyền con người: Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Là thành viên của hai công ước này từ năm 1982, Việt Nam luôn cố gắng hoàn thành các nghĩa vụ quốc gia thành viên của hai công ước nhằm thúc đẩy và bảo vệ quyền con người tại Việt Nam. Tuy vẫn còn nhiều khó khăn của một quốc gia đang phát triển, nhưng Việt Nam đã luôn nỗ lực trong các hoạt động nhân quyền và đang dần trở thành một thành viên tích cực, có vai trò quan trọng trong các hoạt động về nhân quyền của Liên Hợp Quốc. Ngày 12/11/2013, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 68 bầu Việt Nam là thành viên của Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014 - 2016, với 184 phiếu thuận trên 192 phiếu bầu. Đây chính là sự khẳng định thành tựu và uy tín của Việt Nam trong công tác bảo đảm quyền con người.

Nhà nước Việt Nam luôn xác định việc tôn trọng, bảo vệ, thúc đẩy các quyền và tự do cơ bản của con người là nguyên tắc của mọi chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời là sự hiện thực hóa các cam kết đối với các khuôn khổ pháp lý và thể chế quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của người dân được thể hiện rõ thông qua hoạt động của 812 cơ quan báo chí với 1.084 ấn phẩm. Cả nước có khoảng 25 ngàn cơ sở thờ tự và 45 trường đào tạo chức sắc tôn giáo; hằng năm có khoảng 8.500 lễ hội tôn giáo hoặc tín ngưỡng cấp quốc gia và địa phương được tổ chức. Các quyền dân sự như quyền của người thi hành án phạt tù, người bị tạm giam, tạm giữ để điều tra, quyền tiếp cận tư pháp… đều đã được cải thiện đáng kể.

Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong cải thiện điều kiện, mức sống của người dân, trở thành nước điển hình thành công trong xóa đói giảm nghèo, được thế giới công nhận. Năm 2010, Báo cáo chỉ số phát triển con người của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc ghi nhận Việt Nam là một trong mười nước có mức tăng thu nhập cao nhất trong 40 năm qua. Việt Nam đã đạt trước thời hạn nhiều Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDGs), được quốc tế đánh giá là một trong những điển hình về thực hiện MDGs, nhất là xóa đói, giảm nghèo.

Hằng năm, Nhà nước dành ra một khoản ngân sách khá lớn để đảm bảo quyền của các đối tượng dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người thiểu số, người đồng tính, người có HIV/AIDS…

MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.
Bản tin Hình sự: Phát hiện căn nhà nuôi nhiều phụ nữ mang thai hộ
Bản tin Hình sự: Phát hiện căn nhà nuôi nhiều phụ nữ mang thai hộ
TPO - TIN NÓNG ngày 25/4: Phát hiện căn nhà nuôi nhiều phụ nữ mang thai hộ; Tàng trữ 1 viên đạn súng quân dụng bị tuyên phạt 12 tháng tù; Ông Trần Quí Thanh bị tuyên phạt 8 năm tù; Triệu tập hai đối tượng liên quan vụ hành hung phóng viên; Một cựu chủ tịch xã bị bắt; Lừa đảo cấp chứng chỉ tiếng Anh mang tên tổ chức Cambridge International...