Ông Assad nói: “Đây là chính sách hai mặt của phương Tây nói chung: Họ tấn công chúng tôi về mặt chính trị và đồng thời gửi cho chúng tôi những nhân viên của họ để bí mật ứng phó với chúng tôi, đặc biệt là về an ninh, trong đó có cả chính phủ của bạn”.
Liên minh châu Âu ngày 1/7 đã chính thức gia hạn lệnh trừng phạt kinh tế chống lại nước Nga. Thông báo của EU nêu rõ: “Ngày 1/7/2016, Liên minh châu Âu đã gia hạn trừng phạt kinh tế đối với một số lĩnh vực của nền kinh tế Nga cho đến ngày 31/01/2017”. (XEM CHI TIẾT)
Trong một thông cáo, Bộ Ngoại giao Nga cho rằng động thái của EU là “thiển cận" và “vô lý” khi liên kết các biện pháp trừng phạt với việc không đạt được tiến triển trong thực hiện thỏa thuận hòa bình nhằm chấm dứt xung đột ở miền Đông Ukraine, đồng thời nhấn mạnh rằng các biện pháp trừng phạt sẽ không làm Moscow thay đổi đường lối.
Tổng thống Cộng hòa Séc Milos Zeman kêu gọi tổ chức cuộc trưng cầu về quy chế thành viên của nước Cộng hòa này trong Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Tuyên bố của Tổng thống Zeman đưa ra trong bối cảnh Vương quốc Anh vừa tiến hành cuộc trưng cầu dân ý về việc tách ra khỏi Liên minh châu Âu. (XEM CHI TIẾT)
Ngày 1/7, Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã lên tiếng cáo buộc các cường quốc Phương Tây đang cố tình khai thác sự bất đồng giữa người Hồi giáo Sunni và Shiite nhằm chuyển hướng chú ý của cộng đồng quốc tế khỏi cuộc xung đột Israel-Palestine. Tổng thống Rouhani nhấn mạnh rằng các cường quốc, ám chỉ Mỹ và các đồng minh, muốn tạo bất đồng trong thế giới Hồi giáo, đồng thời khẳng định đoàn kết là cách duy nhất để khôi phục sự ổn định trong khu vực.
Ngày 1/7, Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã thực hiện vụ tấn công bằng súng nhằm vào một nhà hàng có đông người nước ngoài ở thủ đô Dhaka của Bangladesh.
Trong một thông báo, hãng tin Aamaq có quan hệ với IS cho biết "các tay súng của lực lượng này đã tấn công một nhà hàng có nhiều người nước ngoài hay lui tới ở Dhaka". Hãng tin này đưa tin 24 người đã thiệt mạng và hơn 40 người khác bị thương trong vụ tấn công này.
Chủ tịch Ủy ban An ninh Nội địa, nghị sĩ Michael McCaul cho rằng phần tử cực đoan người Chechnya Akhmed Chatayev đã chủ mưu loạt vụ đánh bom liều chết tại sân bay Ataturk ở thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Chatayev đã chỉ đạo vụ đánh bom và xả súng đêm 28/6 tại sân bay Ataturk khiến ít nhất 44 người thiệt mạng và hơn 230 người bị thương. (XEM CHI TIẾT)
“Người Mỹ không cần lo sợ số liệu quỹ đạo các vệ tinh quân sự vũ trụ của mình sẽ bị tiết lộ - vì đó là việc chắc chắn sẽ xảy ra”, ông Viktor Shilin - thành viên phái đoàn Nga tại phiên họp 59 của Ủy ban Liên hợp quốc về sử dụng không gian vũ trụ vào mục đích hòa bình - cho hay. Trước đó, trưởng phái đoàn Nga Viktor Meshkov, cho rằng Nga cũng có kế hoạch mở dịch vụ công khai cung cấp thông số quỹ đạo, nói cho dễ hiểu là công bố cho toàn thế giới biết danh mục các thiết bị cận mặt đất của mình.
Chuẩn tướng Farzad Esmaili, Chỉ huy Căn cứ Không quân Khatam al Anbiya của Iran, cho biết, quân đội nước Cộng hòa Hồi giáo Iran đã lên kế hoạch đưa hệ thống phòng không S-300 vào thực hiện nhiệm vụ chiến đấu. Ngoài ra, Chuẩn tướng Farzad Esmaeili cũng thông báo việc phát triển hệ thống phòng không riêng của Iran với tên gọi Bavaria-373, tương tự như S-300 do Nga sản xuất. (XEM CHI TIẾT)
Hàn Quốc đã được công nhận là thành viên thứ 21 của Câu lạc bộ Paris từ ngày 1/7, một bước đi ghi nhận việc Hàn Quốc từ một nước đi vay nay đã trở thành một nước cho vay.
Tư cách thành viên của Hàn Quốc tại nhóm các nước cho vay được thông qua tại một cuộc họp tổ chức ở Paris để kỷ niệm lần thứ 60 ngày thành lập Câu lạc bộ Paris, sau khi nền kinh tế lớn thứ tư châu Á này được công nhận là một nước cho vay trên thế giới.