Thấp thỏm nỗi lo sạt lở dưới chân núi Khe Tương: Đêm không dám ngủ, ngày không dám ở nhà

0:00 / 0:00
0:00
Thấp thỏm nỗi lo sạt lở dưới chân núi Khe Tương: Đêm không dám ngủ, ngày không dám ở nhà
TPO - Dưới chân núi Khe Tương, nhiều năm qua, hàng chục hộ dân xã biên giới Tam Hợp (huyện Tương Dương, Nghệ An) luôn phải sống thấp thỏm, sợ hãi khi nguy cơ sạt lở núi có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Núi Khe Tương có độ cao gần 500m, độ dốc khá lớn, vô cùng nguy hiểm. Đây được xem là một trong những ngọn núi đáng sợ nhất nơi xã nghèo miền núi này.

Tại ngọn núi này đã từng xảy ra những lần sạt lở đất, đá khiến nhà cửa, điểm trường học bị hư hại, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của các hộ dân nơi đây.

Thấp thỏm nỗi lo sạt lở dưới chân núi Khe Tương: Đêm không dám ngủ, ngày không dám ở nhà ảnh 1

Những phiến đá lớn treo lơ lửng và có nguy cơ đổ xuống bất cứ lúc nào.

Ông Lương Văn Viện, Trưởng bản Xốp Nặm (xã Tam Hợp) cho biết, cứ đến mùa mưa, bà con dân bản lại sống trong cảnh bất an, lo sợ khi đất, đá từ trên núi rơi xuống. Vừa qua, một phiến đá lớn rơi từ trên núi xuống đổ vào điểm trường mầm non của bản.

“Mới đây nhất, ngày 8/9, sau một trận mưa lớn kéo dài, đất, đá từ trên núi Khe Tương sạt lở xuống và đổ thẳng vào điểm trường mầm non của bản Xốp Nặm, rất may thời điểm này không có ai ở đây”, ông Viện nói.

Thấp thỏm nỗi lo sạt lở dưới chân núi Khe Tương: Đêm không dám ngủ, ngày không dám ở nhà ảnh 2

Mưa lớn khiến đá từ trên núi lăn xuống điểm trường mầm non Xốp Nặm làm đổ sập tường rào ngày 8/9

Theo trưởng bản Xốp Nặm, toàn bản có 19 hộ với hơn 80 nhân khẩu, chủ yếu là người đồng bào dân tộc Thái. Mỗi khi trời mưa gió, nguy cơ sạt lở núi rất cao. Ban đêm người dân không dám ngủ, ngày không dám ở trong nhà. Đã nhiều lần người dân phải ôm đồ, bế con chạy lánh nạn cả đêm.

Để phòng tránh nguy cơ ngọn núi có thể sạt lở khi trời mưa liên tục, đầu năm học 2021 – 2022, UBND xã Tam Hợp đã chủ động cùng với nhà trường di chuyển các em trường mầm non Xốp Nặm lên bản Văng Môn (cách 3,5km) để học tập, đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên.

Thấp thỏm nỗi lo sạt lở dưới chân núi Khe Tương: Đêm không dám ngủ, ngày không dám ở nhà ảnh 3

Nỗi lo sạt lở mỗi mùa mưa lũ đến dưới chân núi Khe Tương

Toàn xã hiện tại có 5 điểm trường, trong đó điểm trường Xốp Nặm là khó khăn, vất vả nhất. Điểm trường này hiện có 26 cháu ở 2 lớp, mùa mưa bão, nỗi lo đất, đá từ trên núi sạt xuống khiến giáo viên, phụ huynh vô cùng bất an.

Ông Lê Hồng Thái, Bí thư Đảng ủy xã Tam Hợp cho hay, trước nguy cơ sạt lở núi xảy ra bất cứ lúc nào, chính quyền địa phương cũng đã đề nghị các cấp cần quan tâm sớm để di dời 19 hộ dân tại bản Xốp Nặm ra khỏi vùng nguy hiểm. Tuy nhiên gặp khó khăn về vấn đề kinh phí.

Thấp thỏm nỗi lo sạt lở dưới chân núi Khe Tương: Đêm không dám ngủ, ngày không dám ở nhà ảnh 4

Chính quyền địa phương đã phải di dời học sinh, giáo viên đến nơi khác để đảm bảo an toàn.

“Địa hình nơi đây rất dốc, đồi đá trên cao rất phức tạp. Cứ mùa mưa, lũ đến là người dân nơi đây sống trong bất an, lo sợ. Chuyển đi nơi ở khác là nguyện vọng của hơn 80 người dân bản Xốp Nặm cũng như mong muốn của chính quyền địa phương khi mùa mưa bão đã đến”, ông Thái chia sẻ.

Xã Tam Hợp là xã biên giới của huyện Tương Dương. Toàn xã quản lý 14,828km đường biên giới. Xã có 5 bản, với 522 hộ và 2.485 khẩu; 5 dân tộc sinh sống: Kinh, Thái, Khơ Mú, Tày Poọng và H’Mông. Thời gian qua đã được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đời sống của bà con đã được nâng lên. Tuy nhiên, tỉ lệ hộ nghèo còn 30,6%.

MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Ba tân Phó giáo sư 9X gồm: Nguyễn Hoàng Chung, Vũ Thu Trang và Trần Ngọc Mai (từ trái qua phải)
Chân dung các tân phó giáo sư 9X
TPO - Ngoài tân phó giáo sư (PGS) trẻ nhất năm 2024 Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991, Hà Nam), còn 3 ứng viên khác trở thành PGS trẻ thuộc thế hệ 9X gồm: PGS Nguyễn Hoàng Chung (1990, Bình Định), công tác tại Trường ĐH Thủ Dầu Một; PGS Nguyễn Thị Hoa Hồng (1990, Hà Nam), công tác tại Trường ĐH Ngoại thương; PGS Vũ Thu Trang (1990, Hải Phòng), công tác Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.