Nga, châu Âu lo ngại về tương lai không rõ ràng của Hiệp ước INF
Ảnh: Sputnik
TPO - Ngày 12/11, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết cả Nga và các nước châu Âu đều lo ngại về tương lai không rõ ràng của Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung Nga-Mỹ (Hiệp ước INF).
Sẽ có nhiều vấn đề được bàn luận trong cuộc gặp có thể diễn ra giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Hội nghị thượng đỉnh G20 sắp diễn ra ở Argentina. Tuy nhiên, Thư ký báo chí Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov cho biết sẽ không có "thỏa thuận cụ thể", kể cả Hiệp ước INF.
Ông Peskov nhấn mạnh, hai bên đã "đánh mất niềm tin lẫn nhau" trong bối cảnh công tác chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh Putin-Trump liên tục thay đổi.
"Kế hoạch liên tục thay đổi, cả Nga và Mỹ. Vì vậy chưa có thỏa thuận cụ thể nào, và chúng tôi không thể nói bất cứ điều gì một cách chắc chắn", ông Peskov phát biểu trên đài truyền hình Rossiya 1, đồng thời nói thêm rằng số lượng các vấn đề trong chương trình nghị sự song phương vẫn tiếp tục tăng lên.
"Tương lai của Hiệp ước INF không rõ ràng, và quan trọng nhất - điều gì sẽ xảy ra tiếp theo với những tên lửa liên quan đến Hiệp ước cũng không rõ ràng. Điều này khiến cho cả Nga và các nước châu Âu đều lo ngại", thư ký báo chí của Tổng thống Nga nói.
‘Việc cần thiết phải làm là 2 bên có thể cùng nhau đàm phán và đưa ra quyết định chung’, ông Peskov nhấn mạnh..
Vào tháng 10, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Washington sẽ từ bỏ Hiệp ước INF với Nga.
Hiệp ước INF là một thỏa thuận mà Mỹ và Nga đã ký vào tháng 12/1987, quy định hai quốc gia không sở hữu, sản xuất hoặc thử nghiệm tên lửa đạn đạo và hành trình có phạm vi từ 500 đến 5.500 km.
TPO - Giám đốc chương trình tại Hội đồng các vấn đề quốc tế của Nga, Konstantin Sukhoverkhov cho biết, cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Putin và ông Donald Trump có khả năng diễn ra tại một quốc gia châu Á.
TP - Sau cơn bão số 4, mưa lũ dồn dập trút xuống nhiều tỉnh thành miền Bắc khiến nhiều bản làng, nhà cửa và hàng trăm người dân bị cuốn trôi, mất tích. Nhận lệnh từ Ban Biên tập báo Tiền Phong, nhóm phóng viên Bắc Trung bộ lập tức lên đường từ miền Trung ra miền Bắc để chi viện “điểm nóng”.