TP - Hàng loạt các chủ tàu cá đóng theo Nghị định (NĐ) 67 đang có nguy cơ đối mặt với tòa án bởi các ngân hàng đang lên kế hoạch xiết nợ và khởi kiện các trường hợp cố tình trốn tránh nghĩa vụ trả nợ.
TP - Trên con tàu vỏ thép ở nơi cách đất liền 130 hải lý, các ngư dân chỉ một con tàu nhỏ phía đường chân trời đang căng chiếc buồm xanh trông giống lá mít và la to “Quảng Nam quê mình!”. Tôi nhủ thầm, “hóa ra ngư dân ở tỉnh này vẫn vương vấn cánh buồm”. Đêm đó, con tàu thép cũng kéo buồm căng gió để làm rộng vòng lưới. Buồm phát ra âm thanh phùng phùng trên đầu, ngư dân kéo lưới và reo hò “1….2…3 dô!”.
TPO - Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa có ý kiến chỉ đạo về tình hình triển khai các nhiệm vụ liên quan đến chất lượng tàu cá đóng theo Nghị định 67 của Chính phủ.
TPO - Liên quan đến việc hàng loạt tàu cá vỏ thép của Bình Định bị rỉ sét trầm trọng, tróc sơn..., ông Trương Minh Hoàng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT cho rằng, các cơ quan cần tiếp tục vào cuộc để sớm có kết luận, nếu thấy có dấu hiệu vi phạm hình sự thì chuyển sang cơ quan chức năng để xử lý đến nơi, đến chốn.
TP - Con tàu vỏ thép đầu tiên của Bình Định trị giá 18 tỷ đồng đóng theo Nghị định 67 của Chính phủ dự kiến vươn khơi ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa vào giữa tháng 9 nhưng hiện vẫn phải nằm bờ vì chưa có …lưới!
TP - Tàu thép nhiều, sản lượng đánh bắt lớn nên cần một dịch vụ hậu cần thu gom chuyên nghiệp ngay trên biển để đảm bảo độ tươi, phân bổ hải sản kịp thời về đất liền - Thuyền trưởng Phan Bé (Quảng Ngãi) tàu Sang Fish 01 bộc bạch. Ngày càng nhiều những “phi đội” tàu hậu cần, đi về như con thoi ngang dọc vùng biển Đông mở phiên chợ trực tiếp trên biển.
TP - Chưa đầy 30 tuổi, Lê Văn Sang (Thuận Phước, Hải Châu, Đà Nẵng) có trong tay đội tàu đánh bắt, hậu cần “khủng” nhất miền Trung. Khát vọng chưa nguôi thôi thúc vị thủ lĩnh trẻ này trên con tàu vỏ thép Sang Fish 01.
TP - Sải lưới dài cả cây số quây giữa mặt biển đêm, tạo thành chiếc vợt khổng lồ giữa Hoàng Sa (Đà Nẵng). Cánh chủ tàu miền Trung được đánh giá có tuyệt kỹ lưới vây rút chì ít vùng nào sánh kịp.
TP - Gần trọn một tuần, PV Tiền Phong theo tàu cá vỏ thép Sang Fish 01 do anh Lê Văn Sang (phường Thuận Phước, quận Hải Châu, Đà Nẵng - đồng chủ tàu) trực tiếp chỉ huy ra ngư trường Hoàng Sa hành nghề lưới vây.
"Tôi tin tưởng, dự án của công ty chúng tôi là khả thi, nếu không được các cơ quan nhà nước chấp thuận, chúng tôi sẽ sang đầu tư ở Indonesia” - ông Trí cho biết.
TP - Bộ NN&PTNT khẳng định, đề xuất xin nhập khẩu hai đội tàu với hàng trăm tàu cá cũ, nhiều tàu đã trên 30 tuổi, của hai “đại gia” Đức Khải và Trần Văn Trí không đủ điều kiện để hưởng ưu đãi.
TP - Một ông chủ bất động sản tại TPHCM trình Thủ tướng, xin cơ chế ưu đãi thực hiện dự án nhập 100 tàu cá cũ cỡ lớn (công suất 500-1.500 CV), 2 ụ nổi, 2 trực thăng với tổng đầu tư 1.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nghi ngờ tính khả thi của đề án.
TP - Trưa 24/7, anh Lê Văn Sang (Thuận Phước, Hải Châu, Đà Nẵng) chủ tàu vỏ thép hậu cần Sang Fish 01 cho hay: Thực tế sau hải trình thu gom hải sản trên biển, tàu vỏ thép Sang Fish 01 chỉ ngốn trung bình 1,5 lít dầu/hải lý, chỉ bằng gần một nửa so với tàu gỗ cùng loại.
TP - “8-10 tàu vỏ thép cần ít nhất 1 tàu hậu cần mới đủ. Nếu không có kênh thu gom lưu động này, tàu thuyền ồ ạt về bờ dễ bị ép giá. Chúng ta đang quá thiếu đội tàu hậu cần”, ngư dân trẻ Lê Văn Sang (30 tuổi, Thuận Phước, Hải Châu, Đà Nẵng), chủ đôi tàu hậu cần lớn nhất Đà Nẵng, nhấn mạnh.
TP - So với tàu gỗ truyền thống, tàu cá vỏ thép được kỳ vọng với nhiều tính năng ưu việt: tốc độ nhanh, giảm tiêu hao nhiên liệu, an toàn, độ bảo quản sản phẩm tốt...
TP - Chủ trương đóng mới 3.000 tàu thép cùng gói kinh phí ưu đãi 10.000 tỷ đồng đang là cú hích mới, tạo bước đột phá cho ngư dân cả nước hiện thực ước mơ tàu thép vươn khơi. Tuy nhiên, để có hạm đội tàu thép, theo các chuyên gia, nhà quản lý, ngư dân... rất cần các chính sách đồng bộ.