Tàu sân bay Trung Quốc “khủng” hơn tàu Nhật và Ấn Độ?

Mẫu thiết kế được cho là của tàu sân bay Trung Quốc tự đóng Type 001A.
Mẫu thiết kế được cho là của tàu sân bay Trung Quốc tự đóng Type 001A.
Tàu sân bay Trung Quốc tự đóng Type 001A sẽ tốt hơn so với tàu sân bay Nhật Bản và Ấn Độ, tạp chí quốc phòng Kanwa đưa tin.

Nếu Trung Quốc phát triển thành công chương trình tàu sân bay Type 001A, Hải quân Trung Quốc sẽ có tàu sân bay tốt hơn các đối thủ Nhật và Ấn Độ, tờ Kanwa Defense Review có trụ sở ở Canada đưa tin.

Một quan chức cấp cao của xưởng đóng tàu Giang Nam, Thượng Hải - nơi đang đóng tàu sân bay của Trung Quốc cho rằng, mẫu tàu sân bay Type 001A sẽ tốt hơn cả tàu sân bay INS Vikramaditya của Ấn Độ và tàu khu trục mang trực thăng Izumo của Nhật.

Tuy nhiên, thông tin này vẫn khó có thể kiểm chứng khi chưa có bất cứ thông tin gì về mẫu tàu sân bay Trung Quốc tự đóng kể trên.

Trong khi đó, các thông số của tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc, với các đối thủ như INS Vikramaditya của Ấn Độ, tờ Kanwa cho rằng Hải quân Trung Quốc không có ưu thế nào trong tác chiến thực tế.

Các chuyên gia Trung Quốc cho rằng tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường Type 052D sẽ giúp tàu sân bay Liêu Ninh có khả năng phòng không tốt hơn với lưới phòng không mà các tàu khu trục Ấn Độ có thể cung cấp cho INS Vikramaditya. Tuy nhiên, Ấn Độ đã mua tên lửa phòng không hiện đại từ Israel để trang bị cho các tàu khu trục của mình.

Mẫu tiêm kích trên hạm J-15 của Trung Quốc được các chuyên gia nước này tin  rằng tốt hơn mẫu tiêm kích MiG-29 của Nga chế tạo cho tàu sân bay Ấn Độ. Tuy nhiên, mẫu J-15 vẫn trong quá trình phát triển và khó có thể được đưa vào biên chế trước năm 2020. Bắc Kinh đang phá triển mẫu tiêm kích tàng hình J-31 tuy nhiên khó có thể biết liệu tiêm kích này có thể hoạt động trên tàu sân bay Trung Quốc hay không.

Mẫu tiêm kích J-15 vẫn đang trong quá trình thử nghiệm vũ khí trên tàu Liêu Ninh bao gồm cả khả năng sử dụng tên lửa tầm trung không-đối -không PL-12, tên lửa đối không tầm ngắn PL-8B và tên lửa chống hạm YJ-83. Một số báo cáo chưa được kiểm chứng còn cho rằng, Trung Quốc đang chạy thử phiên bản có khả năng tác chiến điện tử và có khả năng nhận tiếp dầu trên không của J-15. Nhìn nhận một cách tích cực, Trung Quốc sẽ sản xuất 35 máy bay chiến đấu J-15 vào năm 2015, tờ Kanwa đưa tin.

Vì cả Liêu Ninh và INS Vikramaditya đều không sử dụng cơ chế đòn bẩy nên cả 2 tàu sân bay của Trung Quốc và Ấn Độ đều chỉ có thể sử dụng máy bay cảnh báo sớm là trực thăng Ka-31 của Nga. Nếu Ấn Độ thuyết phục được Mỹ bán cho máy bay cảnh bảo sớm E-2D thì mẫu máy bay này cũng chỉ có thể cất cảnh từ căn cứ mặt đất.

Theo Theo kienthuc.net.vn
MỚI - NÓNG