Lễ tắm Phật là một trong những nghi thức phổ biến của Lễ hội Phật đản hằng năm trong nhiều truyền thống Phật giáo khác nhau.
Nghi thức này vốn đã xuất hiện khá lâu tại Ấn Độ, Trung Á và Trung Trung, và ngày nay được duy trì trong hầu hết các cộng đồng Phật giáo khắp nơi như là một cử chỉ, một hành động để tỏ lòng tôn kính, hân hoan của người con Phật đối với sự xuất hiện của đấng Giác Ngộ trên cuộc đời này, cách đây hơn 2.600 năm.
Nguồn gốc của Lễ tắm Phật xuất phát từ sự kiện Đản sanh (sinh nhật) của Thái tử Tất-đạt-đa tại vườn Lâm-tỳ-ni.
Giây phút lắng lòng cảm niệm ân đức của Đức Thế Tôn- người chỉ ra con đường giải thoái cho nhân loại...
Nghi lễ tắm Phật bao giờ cũng là phần kéo dài nhất trong lễ Phật đản vì hàng nghìn người có mặt- không ai muốn bỏ qua dịp may được tắm cho Phật.
Một bé trai thích thú khi lần đầu được tắm Phật, mẹ em đưa đi dự lễ Phật đản từ rất sớm để dự đủ khóa lễ.
Năm nay là kỷ niệm 2562 (Phật lịch) ngày sự kiện Đản sanh.
Một phật tử nhí trân trọng cầm gáo nước tắm cho Phật.
Tại buổi lễ, các Phật tử được nghe sư thầy giảng rằng: “Tắm Phật là để nhắc nhở mỗi chúng ta đều có một đức Phật trong lòng. Ngày nào chúng ta cũng tắm cái thân này, nhưng quên tắm cho cái tâm của chúng ta. Vì thế trước tượng Phật, chúng ta hãy phát nguyện tắm sạch lòng mình để đức Phật bên trong mỗi chúng ta sẽ sớm đản sinh.”
“Năng lượng của tâm trong lúc chúng ta không tham lam, giận dữ… cộng hưởng với sự gia trì của hàng ngàn lời phát nguyện thành Phật sẽ tạo thành một năng lực to lớn khiến nước này trở thành nước linh thiêng, có thể chữa lành mọi bệnh tật, đem sự bình an đến cho mọi người, trẻ con uống sẽ thông minh học giỏi…”