TPO - Lễ Phật Đản đang diễn ra tại nhiều quốc gia trên thế giới. Liệu bạn đã biết về pho tượng lớn nhất thế giới, cũng như ngôi chùa được cho là cổ nhất Việt Nam?
Ngày Phật Đản còn là một trong ba ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật bao gồm: Phật Đản, Vu Lan, Thành đạo. Lễ Phật Đản là một trong ba lễ cấu thành Lễ Tam hợp mà Liên Hiệp Quốc gọi là Vesak (lễ Phật Đản sinh, lễ Phật thành đạo và lễ Phật nhập Niết bàn).
Trước năm 1959, các nước Đông Á thường tổ chức ngày lễ Phật Đản vào ngày 8/4 âm lịch. Tại Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên ở Colombo, Tích Lan, 25/5 đến 8/6/1950, các phái đoàn đến từ 26 quốc gia là thành viên đã thống nhất ngày Phật đản quốc tế là ngày rằm tháng Tư âm lịch.
Lễ Phật đản được Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức một cách trang trọng. Ngoài việc tổ chức buổi lễ chính vào đúng ngày Rằm tháng tư, Giáo hội các tỉnh thành còn tổ chức xe hoa diễu dành trên các đường phố, làm lễ phóng sinh, thả hoa đăng trên sông, tổ chức văn nghệ chào mừng Phật đản, thuyết giảng Phật pháp, đèn lồng và cờ Phật giáo được treo khắp các chùa, làm lễ đài tổ chức… có hàng nghìn tăng, ni, phật tử tham dự.
Không những vậy, vào ngày Phật Đản, các Phật tử không sát sinh, giết gà, vịt... Ngày đó, tất cả mọi người đều ăn chay, người bán hàng ở chợ cũng chỉ bán đồ chay. Ngoài ra, nhiều người còn thả chim, thả cá tạo niềm vui và hiến dâng sự sống cho muôn loài.
-
icon
Nepal
-
icon
Trung Quốc
-
icon
Nhật Bản
Nepal, tên đầy đủ là Cộng hòa Dân chủ Liên bang Nepal, nằm trên triền núi phía nam dãy Himalaya, phía bắc giáp Trung Quốc, phần còn lại giáp Ấn Độ. Nepal là nước nội lục địa, không giáp biển. Quốc gia này rộng 147.181 km2, gần bằng một nửa Việt Nam, có thủ đô là Kathmandu. Nằm dưới chân núi dãy Himalaya, cách thành phố Kapilavastu của Ấn Độ 25 km về hướng đông, Lumbini của Nepal là nơi hoàng hậu Mayadevi đã hạ sinh Đức Phật Thích Ca, người sau này khai sinh ra Phật giáo, đem lòng từ bi đến với muôn loài khắp cõi. Theo website của UNESCO, Đức Phật được sinh ra vào năm 623 trước công nguyên ở Lumbini. Nơi đây còn những bằng chứng quan trọng cho thấy bản chất là một trung tâm hành hương Phật giáo từ đầu thế kỷ thứ 3 trước công nguyên như di vật khảo cổ của các ngôi chùa, tháp chùa. Đến Lumbini, du khách hay ghé thăm Vườn thánh Lumbini, đền thờ Mayadevi, được xây cách đây gần 2.600 năm, cách thủ đô Kathmandu khoảng 240 km. Lumbini được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1997. Ngoài Lumbini, Nepal còn có ba di sản được UNESCO công nhận là thung lũng Kathmandu, vườn quốc gia Chitwan và vườn quốc gia Sagarmatha
-
icon
Chùa Dơi
-
icon
Chùa Nam Quang
-
icon
Chùa Khmer
Lễ Phật Đản 2918 (Phật lịch 2562) diễn ra tại chùa Khmer vào ngày 27/5/2918 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội với khoảng 300 tăng ni, phật tử Nam tông tham dự. Chùa Khmer được khởi công vào ngày 16/1/2010 trên khu đất rộng 0,8ha, xây dựng theo nguyên mẫu chùa Kh’leang ở đồng bằng sông Cửu Long. Quần thể chùa gồm chính điện, am thờ, tháp góc, nhà thiêu, vườn tháp, nhà ghe ngo, nhà thuyền, chùa nhỏ, nhà sa la, cột cờ và ao sen. Mỗi công trình nằm ở cao độ khác nhau và liên kết với nhau bởi những dãy hành lang lát đá hòa nhập với cảnh quan xung quanh, bên ngoài bao bọc bởi hệ thống đường dạo len lỏi giữa vườn cây. Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch trên diện tích rộng lớn 1.544ha bên hồ Đồng Mô, cách trung tâm Hà Nội 40km. Đây được coi là “thánh địa” của lĩnh vực văn hóa và du lịch cả nước, khởi công xây dựng từ năm 1999, đến nay đã mọc lên hàng nghìn hạng mục công trình và vẫn còn hàng nghìn hạng mục công trình khác chưa được triển khai.
-
icon
Đà Nẵng
-
icon
Bình Định
-
icon
Bình Thuận
Tháng 11/2017, Tượng Phật thuộc Dự án quần thể du lịch sinh thái và tâm linh tại chùa Linh Phong, xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định được khánh thành. Tượng cao 69 m bao gồm cả phần chân đế tượng 15 m. Toàn bộ được đúc bê tông cốt thép. Tượng ngự trên tòa sen cao 129 m so với mực nước biển, hướng ra Biển Đông, lưng tựa vào ngọn núi cao nhất trong quần thể khu di tích Núi Bà. Dưới chân tượng là Trung tâm thuyết pháp Phật giáo và hành lang La Hán, thư viện Phật giáo, bảo tàng Xá Lợi Phật, nơi để du khách đến hành lễ, chiêm bái.... Tượng Phật ngồi này được cho là cao nhất Đông Nam Á đến thời điểm hiện nay. Dự án được khởi công từ năm 2009 và khánh thành vào tháng 11/2017 với số vốn 500 tỷ đồng
-
icon
Ấn Độ
-
icon
Trung Quốc
-
icon
Nhật Bản
Đó là tượng phật A Di Đà (Ushiku Daibutsu) tọa lạc tại tỉnh Ibaraki (Nhật Bản), cách Tokyo khoảng 100 km về phía Đông Bắc. Bức tượng đại phật được xây dựng trong hơn 10 năm và hoàn thành vào năm 1994. Ngay sau khi hoàn thành, nó được công nhận kỷ lục là bức tượng phật lớn nhất thế giới vào năm 1995. Những thông số cơ bản cũng cho thấy sự khổng lồ và kỳ vĩ của bức tượng này. Tượng cao 120 mét, trong đó có đài sen làm đế 20 mét và tượng phật bằng đồng cao 100 mét. Toàn bộ khối kiến trúc này nặng khoảng 4.000 tấn trong đó có 3.000 tấn bê tông cốt thép và 1000 tấn đồng. Toàn thể bức tượng được ghép từ hơn 6.000 phiến đồng có độ bền cao. Các tấm đồng đều được đúc rất tinh xảo, thể hiện trình độ đỉnh cao của người Nhật trong lĩnh vực đúc đồng. Tượng là một kiến trúc khổng lồ nên mỗi chi tiết của nó cũng có kích thước nếu không tận mắt chứng kiến cũng khó tin. Ví dụ: ngón tay làm phật hiệu của bức tượng có độ dài hơn 18 mét hay các núm trang trí trên đầu bức tượng cũng có đường kính 1 mét và nặng khoảng 200 kg.
Tổ chức Kỷ lục châu Á đã công nhận Việt Nam có 2 tượng Phật dài nhất châu Á: Tượng Phật nằm trên đỉnh núi dài nhất châu Á ở chùa Linh Sơn Trường Thọ tại núi Tà Cú, tỉnh Bình Thuận; Tượng Phật nằm trên mái chùa dài nhất châu Á ở chùa Hội Khánh, tỉnh Bình Dương. Trương Đình Ý là 1 trong 10 sinh viên đầu tiên tốt nghiệp khoa Điêu khắc trường Mỹ thuật Đông Dương năm 1935, được chọn để thực hiện tác phẩm ở chùa Linh Sơn Trường Thọ. Năm 1962, ông gửi đơn xin nghỉ không lương dài hạn nhằm lên núi Tà Cú tạo dựng tượng Phật không công. Tại công trường, Trương Đình Ý thọ trai, xuống tóc, mặc áo nâu hay áo lam theo lối tu sĩ Phật giáo, để các con ở Sài Gòn cho vợ là Công Tôn Nữ Liên Chi tự lực cánh sinh. Suốt 4 năm ròng, từ 1963 đến 1966, điêu khắc gia Trương Đình Ý tích cực chỉ huy công trường trên núi Tà Cú. Tượng hoàn thành với tư thế nằm nghiêng, mặt quay về hướng nam, má phải gối lên bàn tay phải, tay trái buông thẳng xuôi theo thân mình. Toàn bộ pho tượng dài 49m; ngang (đo bàn chân) 8,8m; cao (từ vai xuống cốt nền) 12,2m. Tượng bằng xi măng cốt thép, được quét vôi màu trắng. Còn tác phẩm ở chùa Hội Khánh được thiết kế bởi điêu khắc gia Trần Quang Thái, kiến trúc sư Phạm Văn Thịnh, kỹ sư xây dựng Trần Văn Pháp. Với nền móng rộng 1.200m2, tầng trệt ngôi trường dài 64m, ngang 23m, tạo nên bệ đỡ pho tượng Thích Ca Mâu Ni nằm nghiêng bằng bê tông cốt thép dài 52m, cao 22m, khoảng cách từ vai phải bên dưới đến vai trái phía trên đo được 11m. Bệ tượng còn có 20 bức phù điêu thể hiện cuộc đời của Đức Phật Thích Ca từ lúc đản sinh đến lúc nhập diệt, quanh tượng còn được trang trí bằng 840 cánh hoa sen đắp bằng xi măng.
-
icon
Chùa Đậu
-
icon
Chùa Dâu
-
icon
Chùa Côn Sơn
Nằm ở xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, chùa Dâucòn có tên là Diên Ứng, Pháp Vân hay Cổ Châu là ngôi chùa có lịch sử hình thành sớm nhất Việt Nam. Theo một số nguồn sử liệu, chùa được khởi công xây dựng năm 187 và hoàn thành năm 226, là trung tâm Phật giáo đầu tiên của người Việt. Vào năm 1313 dưới triều vua Trần Anh Tông, chùa Dâu được Lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi dày công tu bổ thành chùa 100 gian, tháp 9 tầng, cầu 9 nhịp. Chùa tiếp tục được trùng tu nhiều lần qua các thế kỷ tiếp theo. Về tín ngưỡng, nét đặc biệt của chùa Dâu là ngôi chùa này thờ Tứ pháp, gồm Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Đây là một hệ thống thờ tự độc đáo mang đặc trưng của dòng thiền xứ Kinh Bắc cổ xưa.
Kết quả
Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!
điểm