Cuộc tập trận kéo dài 5 ngày và dự kiến sẽ kết thúc vào thứ Sáu (4/11). |
Trong đó, 240 máy bay chiến đấu sẽ thực hiện khoảng 1.600 nhiệm vụ. Theo Washington, cuộc tập trận năm nay có số nhiệm vụ nhiều hơn tất cả các năm trước đó. |
"Lực lượng hai nước sẽ phối hợp thực hiện các nhiệm vụ như phòng thủ đường không và tác chiến không quân khẩn cấp với cường độ 24/7 trong suốt thời gian tập trận. Các đơn vị mặt đất cũng huấn luyện quy trình phòng thủ khi bị tập kích", theo Không quân Mỹ. |
Theo KBS, số máy bay mà Hàn Quốc triển khai là khoảng 140 chiếc, bao gồm máy bay tàng hình F-35A và máy bay chiến đấu F-15K, trong khi Mỹ đã gửi khoảng 100 máy bay, bao gồm máy bay tác chiến điện tử EA-18G và máy bay F-35B. Ngoài ra, Úc sẽ triển khai một máy bay tiếp nhiên liệu trên không KC-30A cho cuộc tập trận. Trong ảnh: Máy bay chiến đấu KF-16 ở căn cứ Gunsan, tỉnh Bắc Jeolla, trên bờ biển phía Tây của Hàn Quốc. |
Lần cuối cùng Hàn Quốc và Mỹ tiến hành cuộc tập trận chung trên không với quy mô này là vào tháng 12/2017. Trong ảnh: Một máy bay chiến đấu F-35A của Không quân Hàn Quốc cất cánh từ căn cứ không quân ở Cheongju. |
Hoạt động diễn tập mới nhất của Mỹ và Hàn Quốc đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của Bình Nhưỡng. Trong ảnh: Máy bay chiến đấu tàng hình F-35B của Mỹ cất cánh từ một căn cứ không quân ở Gunsan. Tổng cộng 4 máy bay F-35B đã được điều đến Gunsan để tham gia cuộc tập trận. |
Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Triều Tiên gọi cuộc tập trận là “hoạt động diễn tập chiến tranh, chủ yếu nhằm vào các mục tiêu chiến lược của Triều Tiên”. Trong ảnh: Máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler cất cánh tại căn cứ Không quân Osan ở Pyeongtaek, cách Seoul 65 km về phía Nam. |
Bình Nhưỡng cảnh báo rằng họ có thể tiến hành "các biện pháp mạnh mẽ hơn" nếu Mỹ tiếp tục "các hành động khiêu khích quân sự. Trong ảnh: Máy bay chiến đấu F-16 của Không quân Mỹ cất cánh từ căn cứ Không quân Osan. |
Máy bay A-10 Thunderbolt của Không quân Mỹ. |