Tắm rửa lợn trước khi xuất sang Trung Quốc: Gây ô nhiễm môi trường

Vô tư xả nước tắm lợn trên địa bàn xã Vân Thủy, huyện Chi Lăng. Ảnh: Duy Chiến
Vô tư xả nước tắm lợn trên địa bàn xã Vân Thủy, huyện Chi Lăng. Ảnh: Duy Chiến
TP - Do yêu cầu lợn phải sạch sẽ, béo tròn mới xuất bán dễ, các thương lái chọn một số điểm ven quốc lộ 1A trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn tiến hành công việc tắm rửa, mông má cho lợn. Gần hai chục địa điểm tắm rửa này trên địa bàn huyện Chi Lăng đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cho cư dân địa phương.  

Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, tại một số điểm thuận tiện ở các huyện: Hữu Lũng, Chi Lăng, Cao Lộc, Lộc Bình xuất hiện các điểm tắm, chăm sóc lợn; nhưng nhiều nhất là huyện Chi Lăng.

Ông Lê Minh Hải, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) huyện Chi Lăng cho biết: Trên địa bàn huyện có 18 điểm tắm, chăn lợn thuộc các xã Vân Thủy, Nhân Lý, Bắc Thủy, Quang Lang và thị trấn Chi Lăng.

Xã Vân Thủy là nơi tập trung điểm chăn nuôi và tắm lợn, hiện có 7 hộ xây dựng khá kiên cố cơ sở vật chất như cầu cho xe ô tô ra vào, móc hàm lợn và bơm nhồi thức ăn. Theo ông Hải, nếu như các nơi khác đơn thuần chỉ tắm không, chủ xe chỉ phun cho lợn và xe sạch sẽ; còn nơi thực hiện công việc chăm sóc, nuôi dưỡng thì phải hạ tải lợn rồi huy động số lượng 3-4 người khỏe mạnh thực hiện công việc chăm sóc, vỗ béo lợn mất nhiều ngày công.

“Đa số các điểm đều thải tự nhiên nước bẩn ra mặt đất, không có cống rãnh hoặc qua hệ thống lắng đọng chất thải. Có những nơi có hố tích trữ phân, rác thải từ lợn, nhưng do số lượng quá đầy, tràn ra cả ngoài”. 

Ông Lê Minh Hải

Trưởng phòng TN&MT 

huyện Chi Lăng

Theo tìm hiểu của phóng viên Tiền Phong

; lợn hơi được nhập chủ yếu ở các tỉnh miền Trung, miền Nam khi ra đến địa bàn huyện Chi Lăng đã đói, mệt nên phải cho ăn, uống. Do ham lời, một số người nghĩ ra chiêu trò nhồi ngô hạt vào bụng lợn cho nặng cân. Ông T. (xin giấu tên, người ở xã Vân Thủy) cho biết, ông thường đi chăn trâu qua, nhìn thấy cảnh các tư thương và người bản địa tích cực nhồi cám, ngô vào bụng lợn bằng máy phun nước.

Cách đây vài ngày, khi tiếp cận khu vực nhập khẩu lợn ở vùng Co Sa (cạnh cửa khẩu Chi Ma, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn), cảnh tượng đàn lợn “hành quân” trắng đồi hàng ngày trời vẫn chưa qua khỏi biên giới, nhưng các ông chủ Trung Quốc đến sát cột mốc 1225 kiểm đếm từng con, xem xét kỹ lưỡng và chỉ sau 3 ngày khi lợn còn sống mới thanh toán tiền. A Liễu (trú trấn Ái Điểm, Khu Tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, Trung Quốc) cho biết: “Bây giờ bắt lợn đi đường đồi vài ngày, con nào khỏe mới nhập, còn không thì trả
lại thôi”.

Ô nhiễm nghiêm trọng

Trở lại các điểm tắm, chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Chi Lăng; các cơ sở này đều không đảm bảo các tiêu chuẩn hành nghề. Theo kết luận của đoàn kiểm tra liên ngành huyện Chi Lăng (vừa được chủ tịch UBND huyện Chi Lăng quyết định thanh, kiểm tra các cơ sở tắm, chăm sóc lợn trên địa bàn); thì bên cạnh vi phạm môi trường nước, cuộc sống người dân; còn vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ và việc sử dụng đất đai không đúng mục đích. “Đa số các điểm đều thải tự nhiên nước bẩn ra mặt đất, không có cống rãnh hoặc qua hệ thống lắng đọng chất thải. Có những nơi có hố tích trữ phân, rác thải từ lợn, nhưng do số lượng quá đầy, tràn ra cả ngoài”, ông Lê Minh Hải, Trưởng phòng TN&MT huyện nói.

Tắm rửa lợn trước khi xuất sang Trung Quốc: Gây ô nhiễm môi trường ảnh 1

Rác thải từ xuất khẩu lợn qua biên giới gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ảnh: Duy Chiến

Theo quan sát của phóng viên; phân lợn, cám bã… vô tư xả vào khu dân cư, xuống dòng nước làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Người dân sinh sống ở khu vực xã Vân Thủy không dám rửa chân tay mỗi khi đi làm đồng về; gần đây, nếu phải qua suối Bản Dù buộc họ phải đi ủng cao cổ.

Ông Mã Văn Hùng, trú tại thôn Bản Dù, xã Vân Thủy bức xúc nói: “Nhà tôi cách cơ sở tắm lợn chừng hơn trăm mét nhưng hằng ngày vẫn phải chịu đựng mùi hôi thối nồng nặc; nhất là thời tiết oi bức, nắng gắt như bây giờ mùi càng nặng; ruồi nhặng bay khắp nơi, nguy cơ lây lan bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, nhất là người già và trẻ nhỏ”.

Nhiều người dân cho biết thêm, họ còn bị tra tấn bởi tiếng lợn kêu inh ỏi suốt đêm ngày. Thi thoảng xác lợn, nội tạng gia súc bị vứt xuống suối, góc đồi thối trương. Tình trạng này diễn ra nhiều năm nay và người dân viết nhiều đơn kiến nghị gửi các cấp chính quyền nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.

MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.