Tam giác quỷ Bermuda có thực sự nguy hiểm

Những cơn bão trên biển có thể khiến tàu thuyền và máy bay gặp tai nạn tại khu vực Tam giác Bermuda. Ảnh: Moviepilot.
Những cơn bão trên biển có thể khiến tàu thuyền và máy bay gặp tai nạn tại khu vực Tam giác Bermuda. Ảnh: Moviepilot.
Tam giác quỷ Bermuda là một trong những khu vực nổi tiếng nhất thế giới, liên quan đến nhiều tàu thuyền và máy bay mất tích không để lại dấu vết.

Theo Live Science, tam giác Bermuda hay "Tam giác quỷ", là khu vực ở tây bắc Đại Tây Dương, nằm giữa quần đảo Bermuda, Puerto Rico và Melbourne, Florida, Mỹ, nơi nhiều con tàu và máy bay mất tích bí ẩn.

Nhiều lời đồn đoán cho rằng các thế lực siêu nhiên hay người ngoài hành tinh ở tam giác Bermuda khiến những chiếc máy bay và tàu thuyền trong khu vực biến mất. Nhưng theo ghi nhận của Mạng lưới An toàn Hàng không và Lực lượng Tuần duyên Mỹ (USCG), nhiều vụ mất tích liên quan đến hoạt động của bão trong khu vực, hư hỏng phương tiện, hoặc thậm chí do lỗi của con người.

Vụ mất tích năm 1945

Theo Cục Đại dương Quốc gia Mỹ (NOS), biển và đại dương chiếm 70% diện tích bề mặt Trái Đất, với độ sâu trung bình 3.700 m và điểm sâu nhất là 11.000 m. Do đó, máy bay và tàu thuyền có thể biến mất trong lòng đại dương mà không để lại dấu vết.

Năm 1964, phóng viên Vincent Gaddis dùng tên gọi "Tam giác Bermuda" để đặt tên cho câu chuyện đăng tải trên tạp chí Argosy, kể về sự biến mất không rõ nguyên nhân của Flight 19. Đây là một hạm đội gồm 5 máy bay hải quân Mỹ và 14 thành viên phi hành đoàn đang tham gia khóa huấn luyện trên khu vực Tam giác Bermuda năm 1945.

Một chiếc máy bay hải quân khác cùng 13 phi hành đoàn được cử đi để tìm kiếm Flight 19 nhưng cũng không bao giờ trở lại, Howard L. Rosenberg, cựu binh hải quân Mỹ, viết về Tam giác Bermuda trên trang web chính thức của Hải quân Mỹ (NHHC).

Rosenberg cho biết, chiếc máy bay tìm kiếm PBM-Mariner thường được gọi là "bình xăng bay", bởi vì nó rất dễ cháy. Nhiều khả năng lực lượng cứu hộ đã gặp tai nạn liên quan tới lửa.

Kể từ đó, tin đồn về Tam giác quỷ bắt đầu gia tăng. Tuy nhiên, số lượng các vụ mất tích trong khu vực này không cao hơn đáng kể so với những tuyến đường biển khác trên thế giới.

"Tam giác Bermuda là một trong những khu vực giao thông có mật độ cao nhất thế giới. Khi số lượng tàu thuyền và máy bay càng lớn, khả năng tai nạn xảy ra với chúng càng cao", Rosenberg nói.

Yếu tố thời tiết

Theo Cục quản lý Đại dương và Khí quyển Mỹ (NOAA), bão nhiệt đới và bão xoáy xuất hiện tương đối phổ biến ở khu vực Tam giác Bermuda, Đại Tây Dương. Đây có thể là nguyên nhân gây ra nhiều vụ mất tích bí ẩn trong quá khứ, do tàu thuyền dễ gặp nguy hiểm khi thời tiết thay đổi đột ngột.

Tam giác quỷ Bermuda có thực sự nguy hiểm ảnh 1

Khu vực Tam giác Bermuda ở tây bắc Đại Tây Dương. Ảnh: Wikipedia.

Sự hiện diện của nhiều hòn đảo trên vùng biển Caribbe tạo ra những khu vực nước cạn, gây khó khăn cho các tàu thuyền qua lại. Nếu một vụ tai nạn xảy ra, cá mập và cá nhồng sẽ cắn xé thi thể nạn nhân trong nước. Dòng hải lưu Gulf Stream nhanh chóng xóa đi mọi bằng chứng về xác tàu thuyền hoặc máy bay ở vị trí xảy ra tai nạn hoặc vụ nổ.

"Đại dương luôn là nơi bí ẩn đối với con người. Khi thời tiết xấu hoặc chuyển xấu, đây là nơi rất nguy hiểm", các chuyên gia NOAA cảnh báo.

Khí methane (CH4)

Tháng 3/2016, giới khoa học tiến hành nghiên cứu chi tiết các miệng núi lửa ở biển Barent, ngoài khơi Na Uy. Kết quả cho thấy, những miệng núi lửa nói trên có thể hình thành do vụ nổ khí methane cổ đại, sau khi kết thúc thời kỳ băng hà cuối cùng, cách đây 11.700 năm. Vụ nổ xảy ra khi nhiệt độ dại dương ấm lên, khí methane giải phóng khỏi băng cháy (hỗn hợp rắn của khí hydrocarbon và nước đông lạnh) làm tích tụ áp lực dưới đáy biển.

Một số tin tức truyền thông liên tưởng nghiên cứu trên với Tam giác Bermuda và cho rằng, các vụ nổ khí methane dữ dội và đột ngột tạo ra hố sụt hoặc hình thành bong bóng khí khổng lồ, nhấn chìm tàu thuyền.

Theo Carolyn Ruppel, nhà địa vật lý đồng thời là giám đốc Dự án Băng Cháy (Gas Hydrates) của Cục Khảo sát Địa chất Mỹ, cách giải thích trên nhiều khả năng không chính xác.

"Chúng tôi biết rằng bạn có thể trông thấy khí methane thoát ra từ đáy biển. Đây là hiện tượng tương đối phổ biến", Ruppel cho biết. "Sự rò rỉ khí methane thường diễn ra khá chậm trong đại dương. Vụ nổ khí gas quy mô lớn giống các vụ nổ từng xảy ra sau khi kết thúc kỷ băng hà chưa từng được ghi nhận kể từ đó đến nay".

Trên thực tế, hầu hết khí methane thoát vào đại dương hiện nay được các vi khuẩn chuyển hóa thành carbon dioxide (CO2) trước khi chạm tới mặt nước. "Vì vậy, tôi không nghĩ rằng có bất kỳ thảm họa lớn nào xảy ra trong vài thế kỷ tới", Ruppel nói.

Theo Theo Vnexpress
MỚI - NÓNG
Giá vàng nhẫn tiếp tục giảm mạnh
Giá vàng nhẫn tiếp tục giảm mạnh
TPO - Sáng nay (15/11), giá vàng trong nước tiếp tục giảm mạnh theo giá thế giới. Giá vàng nhẫn giảm từ 500.000 đồng đến hơn 1 triệu đồng/lượng về mốc 81 - 82 triệu đồng/lượng, tuỳ từng thương hiệu vàng.