Lõi của mặt trời có nhiệt độ vượt quá 15 triệu độ C, trong khi bề mặt, được gọi là quang quyển, đạt tới khoảng 5.500⁰C và quầng quang Mặt trời (nằm xa ngoài quang quyển), có nhiệt độ 3,5 triệu độ C.
Nhưng tại sao không gian trong Hệ Mặt trời của chúng ta lại không nóng?
Đó là do sức nóng mà chúng ta cảm nhận được trên bề mặt hành tinh Xanh chủ yếu đến từ sự tương tác của các photon do Mặt trời phát ra với các hạt có trong bầu khí quyển của Trái đất.
Cụ thể, sự tương tác này dẫn đến quá trình hấp thụ năng lượng của chúng. Nó kích thích các hạt rung động dẫn đến sự khuấy trộn phân tử tăng lên, kéo theo sự gia tăng của nhiệt độ.
Quá trình này gây ra sự nóng lên của khí quyển. Tương tự như vậy, khi năng lượng này tới bề mặt Trái đất, nó sẽ bị hấp thụ, dẫn đến sự kích thích của các hạt trên bề mặt và làm hành tinh chúng ta nóng lên.
Tuy nhiên, trong không gian gần như hoàn toàn chân không, có rất ít hạt mà bức xạ Mặt trời có thể tương tác. Do đó, không có đủ vật chất để được làm nóng trực tiếp bằng bức xạ, tạo ra cảm giác lạnh lẽo.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là không gian không có nhiệt độ. Một vật thể, chẳng hạn như tàu thăm dò không gian Parker của NASA sẽ phải chịu sức nóng với nhiệt độ lên đến 1.400⁰C khi nó đến gần Mặt trời.
Hệ mặt trời của chúng ta có Mặt Trời ở giữa. Đây là một ngôi sao lớn đến nỗi trọng lực của nó kéo và giữ vô số hành tinh, hành tinh lùn, sao chổi và thiên thạch quay quanh nó.
Mặt Trời nằm ở vị trí trung tâm của hệ và nó là vật thể lớn nhất, chiếm 99,8% khối lượng của cả hệ. Mặt Trời là một quả bóng lửa khổng lồ có năng lượng sinh ra từ các phản ứng hạt nhân. Nhờ có năng lượng tỏa ra từ Mặt Trời mà sự sống trên Trái Đất được duy trì.Mặt Trời là ngôi sao reo sự sống. Nó là ngôi sao lùn màu vàng tạo nên bởi các loại khí: 91% là hydrogen và 8,9% là helium. So với các ngôi sao khác, kích thước của Mặt Trời khá nhỏ và nó chỉ là một trong hàng trăm tỷ ngôi sao trong thiên hà của chúng ta, hay còn gọi là dải Ngân Hà.