TPO - Với tâm huyết đem tri thức đến đồng bào dân tộc Mông nơi vùng biên giới heo hút, Thiếu tá Hơ Văn Di (nhân viên vận động quần chúng Đồn Biên phòng Trung Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa) đã miệt mài 'cõng chữ lên non' suốt nhiều năm qua. Đêm xuống, khi ánh đèn bừng sáng tại lớp học xóa mù chữ ở bản Pa Búa, cũng là lúc ‘người thầy quân hàm xanh’ bắt đầu hành trình giúp bà con nơi đây thoát khỏi bóng tối mù chữ, mở ra cánh cửa tri thức và một tương lai tươi sáng.
TPO - Em Thào Mí Phềnh, học sinh lớp 9A3, trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Lũng Chinh, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang từng đứng trước nguy cơ nghỉ học vì nhà nghèo. Nỗ lực vượt qua hoàn cảnh, Mí Phềnh không chỉ học giỏi mà còn trở thành đại biểu Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II, năm 2024.
TPO - Bước vào bản Nậm Nghiệp với bốn bề trắng muốt của hoa sơn tra. Sắc hoa tinh khôi, thơ mộng bừng lên trên nóc nhà của những người Mông sinh sống tại nơi đây .
TP - Giàng A Dê, sinh năm 1989, người Mông đã dám dấn thân khởi nghiệp làm du lịch từ hai bàn tay trắng. Nhưng sau 6 năm, anh trở thành người có ảnh hưởng trong lĩnh vực du lịch ở thiên đường ruộng bậc thang, giúp nhiều thanh niên Mù Cang Chải khởi nghiệp thành công.
TPO - Gầu Tào là lễ hội lớn nhất, tiêu biểu nhất của người Mông ở xã Tà Mung nói riêng và tỉnh Lai Châu nói chung được tổ chức vào đầu mùa Xuân. Lễ hội nhằm cầu con, cầu tạ trời đất, thần linh phù hộ cho người dân năm mới mùa màng bội thu, người người khỏe mạnh, nhà nhà có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
TPO - Cô giáo Chu Thị Tú Liên hiện đang là Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Hoàng Văn Thụ, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái. Dù đã ở độ tuổi chuẩn bị nghỉ hưu nhưng cô giáo Tú Liên lại chọn bắt đầu một hành trình mới – hành trình gieo mầm xuân nơi đỉnh núi mây vờn.
TPO - Mùa đông đến, những cây hồng ở bản làng người Mông huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) bắt đầu rụng hết lá. Trên những cành hồng, chỉ còn lúc lỉu quả chín đỏ rực lên như một gam màu làm ấm tiết trời sương giá.
Cây chè Shan tuyết khoảng 500 tuổi của nhà ông Nguyễn Quang Hoàng (Yên Bái) là cây cổ thụ đẹp nhất vùng. Có người trả hơn 6 tỷ đồng nhưng chủ nhân không giao dịch mua bán.
TPO - Khác với giáo viên được dạy học ở thành phố lớn, các giáo viên vùng cao luôn phải mang theo nhiều nỗi khó khăn và cực nhọc hơn. Thế nhưng, mỗi năm vẫn có hàng ngàn thầy, cô giáo trẻ tình nguyện mang con chữ đến với đàn em nơi rẻo cao xa xôi.
TPO - Tại thôn Lao Xa (Sủng Là, Đồng Văn, Hà Giang) trên sườn núi đá cao, ngôi nhà của cụ Mua Sè Sính đã trải qua 6 thế hệ chạm bạc cổ, tạo ra những món trang sức không thể thiếu trong nét văn hóa của người Mông.
TPO - Pavi homestay được thiết kế lấy cảm hứng từ những viên ngói âm dương, kết hợp lối kiến trúc của người Mông, tạo nên nét độc đáo giữa vùng núi cao.
TPO - Anh Giàng Sèo Lìn, Bí thư Chi đoàn thôn Thèn Ván, xã Pà Vầy Sủ, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang không chỉ góp phần bảo tồn, phát huy khèn Mông – một nét đẹp văn hoá, tinh thần của dân tộc Mông mà còn đóng góp tích cực vào xoá bỏ hủ tục, bất bình đẳng giới trong đồng bào dân tộc thiểu số.
TP - Nghệ thuật trình diễn khèn của người Mông tỉnh Yên Bái mới đây đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Sự bảo tồn và phát huy của cộng đồng, của tỉnh Yên Bái những năm gần đây đã làm cho loại hình nghệ thuật này ngày càng được khẳng định, mang trong mình sức sống mãnh liệt và trở thành biểu tượng của văn hóa Mông.
TPO - Sùng Thị Cu (sinh năm 2005), tân sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Y - Dược Hải Phòng, ước mơ sau này trở thành bác sĩ giỏi để giúp ích cho xã hội.
TPO - Lương Anh Tú móc nối với một số đối tượng người Mông ở bản Mường Lống, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong để mua ma túy với số lượng lớn, sau đó vận chuyển về các huyện miền xuôi tiêu thụ.
TPO - Nghệ thuật khèn của người Mông ở các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn (tỉnh Yên Bái) được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, theo Quyết định số 1401/QĐ-BVHTTDL do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ký ngày 1/6.
TPO - Khi khởi nghiệp, người ta luôn tìm kiếm những ý tưởng mới mẻ, sáng tạo. Nhưng đôi khi, thứ quan trọng nhất lại là dám nghĩ, dám làm. Và cũng không cần những điều cao xa. Một sự nghiệp có thể bắt đầu từ chính kho tàng dân gian, những kinh nghiệm truyền lại từ ngàn xưa.
TPO - Nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ hơn 2 thập kỉ, cùng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự vào cuộc giúp đỡ của các cấp chính quyền, bản người Mông từng chìm trong đói nghèo và khói thuốc phiện ở huyện Phong Thổ (Lai Châu) nay đã vươn mình trở thành bản Du lịch cộng đồng ASEAN, là điểm đến hấp dẫn với nhiều du khách.
TP - Tôi luôn có một ấn tượng đặc biệt với hình ảnh “về nhà” của những người tôi gặp trên đường. Thường là vào lúc chập choạng tối, cũng có khi trúng giờ trưa. Có ngày nắng đẹp, có ngày mưa. Có người nhẹ nhõm thong dong, có người hối hả. Nhưng họ giống nhau ở chỗ mắt nhìn về phía cuối con đường ấy, dáng đi về phía những ngôi nhà ấy luôn không giấu nổi cái vẻ chờ mong, háo hức, cái vẻ “phía trước là rừng mơ” trong tâm trí người đang khát.
TP - Sang tháng 11, hội anh em trong nhóm phượt đã nhắn tôi: Bận gì thì bận, đầu tháng Chạp cũng cố dành ra mấy ngày lên Tuyên Quang đón Tết với người Mông. “Bao hay, bao vui”!
TPO - Vàng Thị Sinh (sinh năm 2003) sinh ra và lớn lên tại Đồng Văn, Hà Giang. Năm 2018, Sinh được cộng đồng mạng biết đến với biệt danh “cô gái bán lê” cùng nét đẹp xinh tươi, mộc mạc trong bộ đồng phục ngồi bán hoa quả phụ giúp gia đình. Chào đón Xuân Quý Mão 2023, thiếu nữ Hà Giang lựa chọn chụp bộ ảnh Tết với chính trang phục truyền thống dân tộc Mông với hy vọng đón chào một năm mới với nhiều niềm vui, may mắn.
TP - Trăn trở với những ngôi nhà trình tường (nhà truyền thống của người Mông) đang dần mai một, chàng kỹ sư gốc Hà Nội đã dành gần chục năm nghiên cứu, tìm tòi vật liệu để phục dựng những ngôi nhà trình tường nguyên bản.
TP - Một người dạy học ở vùng cao, còn người kia dạy trường chuyên ở thành phố, nhưng cả hai có một điểm chung là luôn tận tâm với học trò của mình. Họ là hai trong số 68 gương được tuyên dương trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2022.
TPO - Nguyễn Thị Hải Âu – cựu sinh viên trường Đại học Công Đoàn - vừa có bộ ảnh nổi bật tại Mù Cang Chải – Yên Bái. Cô nhận được “cơn mưa” lời khen của bạn bè, người thân về sự rạng ngời trong thần thái khi hòa mình vào thiên nhiên – thiên đường của Yên Bái trên những thửa ruộng bậc thang đẹp nhất miền Bắc.
Các khối đá khắc cổ phát hiện ở Mù Cang Chải, Yên Bái có mặt phẳng hơi lồi, trên bề mặt khắc phủ kín các hình như hình tròn lõm, hình thoi lõm, hình tròn lồi đồng tâm lớn và hình ruộng bậc thang.
TPO - Từng được coi là thủ phủ của cây thuốc phiện, xã miền núi Huồi Tụ (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) nay đã “thay da đổi thịt”, phủ một màu xanh mướt của những đồi chè Shan tuyết, đời sống bà con ngày càng khởi sắc.
TP - Quả Pao tròn trĩnh bay qua lại giữa hai hàng trai gái đứng đối diện nhau từ lâu đã thành biểu tượng cho tình yêu và kết nối lứa đôi trong văn hóa người Mông. Nó là cái cớ của nhiều mối nhân duyên.
TP - Ngô Hồng Quang là nghệ sĩ đương đại hiếm hoi có những sáng tác dùng chính chất liệu văn hóa của các dân tộc thiểu số làm nền tảng và được khán giả quốc tế đón nhận. Nên khi anh thông báo sẽ mở chuỗi hoạt động giới thiệu về đàn môi thì cộng đồng nghe nhạc rủ nhau hưởng ứng.
TP - Vừ Trung Bay (SN 2000) - chàng sinh viên người dân tộc Mông bẩm sinh đã mất bàn tay phải, nhưng luôn có khát khao làm thầy giáo đầu tiên của bản vùng cao Há Khuá (Co Tòng, Thuận Châu, Sơn La) để dạy trẻ người Mông biết chữ, thoát nghèo.