TPO - Không khí Tết Nguyên Đán 2024 đã chính thức tràn về rạo rực khắp mọi miền của tổ quốc. Tết nơi đâu cũng đẹp nhưng mỗi nơi lại mang một vẻ đẹp riêng. Nét đẹp ấy thậm chí còn mang theo cả tinh thần yêu mến, tự hào, ham khám phá… về quê hương khi được nhìn qua lăng kính của những người trẻ thuộc thế hệ GenZ đến từ 3 miền đất nước.
TPO - Ngày 31/1, tại Di tích lịch sử Đình Các, thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình), Ban Quản lý Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động đã tổ chức chương trình "Bánh chưng xanh - Tết vui đoàn viên" nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
TPO - Làng Tràng Cát (xã Kim An, huyện Thanh Oai, Hà Nội) có nghề truyền thống trồng lá dong gói bánh hàng trăm năm nay, trước tết Nguyên đán 3 tuần, người dân lại hối hả ra vườn thu hoạch, cung cấp cho thị trường Hà Nội và cả miền Bắc
TPO - Còn chưa đầy một tuần nữa là đến Tết Nguyên đán 2023 nhưng phiên chợ lá dong duy nhất ở Sài Gòn thời điểm này vẫn buôn bán ế ẩm, tiểu thương buồn hiu trông ngóng từng vị khách ghé qua.
TPO - Những ngày này người trồng lá dong ở huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đang tất bật thu hoạch bán cho khách hàng mua về gói bánh chưng Tết. Nhờ trồng loài cây này, mỗi vụ Tết người dân có thêm thu nhập để trang trải cuộc sống.
TP - Thịt băm gói lá nướng được người dân tộc Thái chế biến từ những gia vị cổ truyền, khi thưởng thức thực khách cảm nhận được hương của núi rừng Tây Bắc. Trước đây, là món ăn dân dã trong bữa cơm hằng ngày được ưu tiên cho người già và trẻ nhỏ. Ngày nay, món ăn này có mặt trên thực đơn của nhiều nhà hàng, khu du lịch.
TPO - Dịp Tết đến xuân về, những du học sinh Việt đang học tập, sinh sống ở xứ người không tránh khỏi những giây phút chạnh lòng nhớ về gia đình, vương vấn hương vị Tết cổ truyền quê hương.
TPO - Nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 30km, thôn Tràng Cát (xã Kim An, huyện Thanh Oai) từ lâu đã nổi tiếng với nghề trồng lá dong. Năm nào cũng vậy, từ ngày mùng 08 -12 (Âm lịch) cho tới sát Tết Nguyên đán, 'làng lá dong' lại tất bật thu hoạch phục vụ nhu cầu gói bánh chưng ngày Tết.
TPO - Thôn Tràng Cát (xã Thanh An, Thanh Oai, Hà Nội) được biết đến là thủ phủ lá dong của Hà Nội, với những vườn trồng lá dong tập trung, có sản lượng lá dong nhiều nhất thủ đô.
Gần Tết Nguyên đán, nhiều hộ dân ở Lâm Đồng tất bật thu hoạch lá dong bán ra thị trường, vào những ngày này, nhu cầu người tiêu dùng tăng cao, các hộ dân trồng lá dong cũng được mùa bội thu.
TPO - Cuộc thi gói bánh chưng do Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng phối hợp cùng Thành đoàn TPHCM tổ chức tại huyện đảo Cần Giờ với sự tham dự của hơn 200 chiến sĩ biên phòng cùng đoàn viên, thanh niên huyện Cần Giờ.
Thôn Tràng Cát (xã Kim An, huyện Thanh Oai, Hà Nội) có một đặc sản mà không phải nơi nào cũng có, đó là lá dong dùng gói bánh chưng. Lá dong ở đây đã trở thành một phần không thể thiếu đối với những chiếc bánh chưng truyền thống trong ngày Tết cổ truyền dân tộc.
TPO - Mỗi dịp Tết đến, xuân về, cán bộ, chiến sĩ Trường Sa lại quây quần gói bánh chưng cùng nhau. Dù có lá dong mang từ đất liền ra, nhưng cán bộ, chiến sĩ ở đây vẫn gói một vài chiếc bánh chưng bằng lá bàng vuông.
TPO - Như ở đất liền, cán bộ, chiến sĩ trên đảo Trường Sa cũng tổ chức gói bánh chưng đón Tết. Nguyên liệu đầy đủ từ gạo nếp, lá dong, thịt, đỗ xanh, thậm chí cả những chiếc lạt buộc từ ống giang.
TPO - Trên con đường dẫn vào làng Tranh Khúc, xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì, Hà Nội tấp nập xe ôtô ra vào, chở lá dong, chuyển bánh chưng... Trong những ngày này, nhà nào cũng tràn ngập màu xanh của lá dong, mùi thơm ngậy của đậu xanh cùng nồi bánh chưng to trên bếp lửa bập bùng.
TPO - Giáp Tết Nguyên đán là khoảng thời gian thôn Tràng Cát (xã Kim An, huyện Thanh Oai, Hà Nội) nhộn nhịp nhất trong năm. Nhiều thương lái tìm về nơi đây để mua lá dong gói bánh.
Tôi cho rằng người Việt sinh sống ở nước ngoài chỉ có thể cô đơn vào dịp Giáng sinh, khi nước họ nhộn nhịp náo nức đón dịp nghỉ lễ và quần tụ gia đình, lúc ấy mình thấy mình thừa ra và cảm thấy lạc lõng. Chứ mà ngày Tết Nguyên đán, người xứ họ vẫn đi làm bình thường thì đâu có cảm giác ấy. Song, rất nhiều người Việt ở nước ngoài cũng chia sẻ với tôi cảm giác này, cái cảm giác cứ đến Tết Nguyên đán là nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương trong lòng họ lại rộn lên, hệt một phản xạ có điều kiện.
TPO - Vì không có lạt, những du học sinh, kiều bào tại Metz (Pháp) phải đặt gửi qua bưu điện để gói bánh chưng đón Tết. Tết xa quê ấm áp hơn với những hoạt động đoàn kết của những người con xa xứ.
TPO - Những người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Hàn Quốc, tổ chức đón Tết Nguyên Đán theo phong tục cổ truyền. Họ gói bánh chưng, trang trí cành đào, chuẩn bị mọi thứ để đón xuân sang nơi đất khách…
TPO - Cứ mỗi độ tết đến Xuân về Đoàn cơ sở Trung đoàn 355 đóng quân ở miền tây xứ Nghệ, nép mình bên dãy Giăng Màn thơ mộng lại khai hội thi ‘gói bánh chưng, cắm hoa nghệ thuật’ lôi cuốn hàng ngàn cán bộ chiến sĩ
Làng Tràng Cát (Kim An, Thanh Oai, Hà Nội) những ngày này đi đâu cũng gặp người dân đang xếp tàu, buộc bó lá dong - nguyên liệu không thể thiếu để gói bánh chưng.