Nữ du học sinh Việt nhớ 'mùi Tết' quê nhà

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Dịp Tết đến xuân về, những du học sinh Việt đang học tập, sinh sống ở xứ người không tránh khỏi những giây phút chạnh lòng nhớ về gia đình, vương vấn hương vị Tết cổ truyền quê hương.

Năm nay Dương Lan (du học sinh tại trường Daegu University – Hàn Quốc) lần thứ 4 xa gia đình trong dịp Tết Nguyên đán cổ truyền. Từ những ngày đầu sang xứ người, dù đã chuẩn bị tâm lý từ trước, nhưng không khỏi cảm thấy chênh vênh khi làm quen với văn hóa, ngôn ngữ, khẩu vị ẩm thực...

"Điều buồn nhất là vừa đi học vừa đi làm, tối về một mình trong căn phòng mười mấy mét vuông. Khi Tết đến, càng thấy lạc lõng hơn và nhớ gia đình hơn gấp bội", Lan chia sẻ.

Nữ du học sinh Việt nhớ 'mùi Tết' quê nhà ảnh 1
Dương Lan trong bộ áo dài cách tân ngày Tết

Theo Dương Lan, có nhiều lý do để không ít du học sinh Việt không thể về quê sum vầy cùng gia đình đón Tết Nguyên đán cổ truyền, trong đó phổ biến là kinh phí đi lại. Bên cạnh đó, thời điểm Tết Nguyên đán là khoảng thời gian ở nhiều nước du học sinh theo học vẫn diễn ra lịch học tập, làm việc bình thường.

Nhìn những hình ảnh cành đào, quất, lá dong, bếp lửa luộc bánh chưng... được chia sẻ trên mạng xã hội, càng nhớ và trân trọng hơn những năm sum vầy đón Tết cùng gia đình.

"Với những người phải ăn Tết xa nhà, chỉ đơn giản là nhớ “mùi Tết” - mùi đặc trưng của Tết Việt Nam, đó là mùi thơm của bánh chưng… mùi nước lá mùi của mỗi gia đình được xông lên vào ngày đầu tiên của năm mới lan tỏa ra khắp đầu đường ngõ xóm", Lan nói.

Nữ du học sinh Việt nhớ 'mùi Tết' quê nhà ảnh 2

Cuộc thi Tết xa quê 2022 của các bạn du học sinh Việt Nam tại trường Daegu University (Hàn Quốc)

Ở xứ người, du học sinh Việt đã có nhiều cách thức, hoạt động để vui xuân đón Tết cổ truyền. Dương Lan cho biết, trước khi có dịch COVID-19, mỗi năm Hội sinh viên Việt Nam tại trường Daegu đều tổ chức chương trình liên hoan Tết. Các du học sinh tụ họp lại rồi đốt pháo hoa, ngày đầu tiên của năm mới thì đi chùa lễ Phật.

"Tết tổ chức nhỏ nhỏ vậy thôi, nhưng đủ vui đối với những bạn xa nhà. Ăn Tết xa nhà thì nhớ người thân nhiều, nhưng được trải nghiệm nhiều hơn như ăn Tết với những người bạn nước ngoài và được chia sẻ về văn hóa, món ăn của người Việt...", Dương Lan nói.

Nữ du học sinh Việt nhớ 'mùi Tết' quê nhà ảnh 3

Bùi Thị Hảo trong trang phục Nhật Bản

Còn Bùi Thị Hảo (du học sinh tại Nhật Bản) chia sẻ: “Ở đất khách không có Tết Việt, tôi vẫn đi làm thêm bình thường để kiếm tiền nộp học phí, nhà trọ. Điều này cũng giúp tôi tạm quên nỗi nhớ nhà, nỗ lực xây dựng ước mơ của mình".

Hảo cùng với các bạn khác cũng sẽ hẹn chọn một ngày để gặp mặt, cùng chuẩn bị nấu bữa ăn với nhiều món có trong Tết cổ truyền, cùng kể chuyện trên lớp, chuyện đi làm, chuyện gia đình... "Đây là ngày gần như vui nhất và đông đủ bạn bè nhất trong năm", Hảo nói thêm.

MỚI - NÓNG
Lộ mức lương cao nhất Cần Thơ
Lộ mức lương cao nhất Cần Thơ
TPO - Năm 2025, tiền lương bình quân của người lao động tại Cần Thơ đạt hơn 8,3 triệu đồng/người/tháng. Người được trả lương cao nhất tại Cần Thơ là hơn 151 triệu đồng/tháng ở khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). 
Gameshow cũng trở thành 'thần tượng'
Gameshow cũng trở thành 'thần tượng'
TP - Việc các concert “anh trai” được tổ chức liên tục (6 đêm trong vòng hai tháng) vẫn thu hút hàng trăm nghìn lượt khán giả đương nhiên là tín hiệu tốt cho ngành tổ chức biểu diễn, mở ra hướng đi mới cho công nghiệp văn hóa. Nhưng làm nên chuyện không chỉ do các nghệ sĩ. Lần đầu tiên có dấu hiệu khán giả không chỉ thần tượng nghệ sĩ mà hâm mộ gameshow góp phần tạo nên những thần tượng đó…