Sau khi lấy ý kiến các bộ ngành liên quan, BHXH Việt Nam vừa chính thức trình Thủ tướng 2 phương án giải quyết việc chủ hộ kinh doanh đã đóng BHXH bắt buộc.
TPO - Nếu đề xuất mới được thông qua, thời gian tới người lao động làm việc bán thời gian sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, với điều kiện thu nhập mỗi tháng theo quy định hiện hành từ 2,34 triệu đồng trở lên. Tiền đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc do người lao động đóng một phần và người thuê lao động đóng một phần.
TPO - Nếu được thông qua, một loạt chế độ mới sẽ được bổ sung vào Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, như giảm tuổi và tăng trợ cấp cho người cao tuổi, thêm chế độ cho người không chuyên trách cấp xã và thôn, bổ sung thêm chế độ thai sản cho người tham gia bảo hiểm tự nguyện. Các chế độ bổ sung này sẽ do ngân sách nhà nước đảm bảo, dự kiến tăng chi hơn 4.000 tỷ đồng mỗi năm.
Hưởng ứng phong trào thi đua yêu nước của ngành BHXH Việt Nam, thời gian qua, các địa phương đã sáng tạo triển khai, nhân rộng nhiều mô hình, giải pháp hay, hữu ích; nhiều gương điển hình tiêu biểu đã đóng góp tích cực cho công tác an sinh xã hội với những việc làm cụ thể, thiết thực, mang giá trị thực tiễn cao… giúp người dân hiểu đúng, hiểu sâu để chủ động, tích cực tham gia BHXH, BHYT.
TPO - Theo công ước và khuyến nghị của một số tổ chức quốc tế, Việt Nam nên sớm bổ sung chế độ trợ cấp gia đình (hoặc trẻ em) vào bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, việc bổ sung chế độ này có thể làm tăng chi phí lao động của doanh nghiệp, nên trong lần sửa luật lần này chưa bổ sung.
Doanh nghiệp (DN) cắt giảm lao động khiến người lao động (NLĐ) mất việc làm và không còn thuộc diện được tham gia BHXH bắt buộc. Tuy nhiên, do hiểu được tầm quan trọng của chính sách BHXH, BHYT, rất nhiều NLĐ đã tiếp tục ở lại lưới an sinh bằng cách đóng BHXH tự nguyện, với mỗi tháng chỉ vài trăm nghìn đồng, để yên tâm lúc về già có lương.
TPO - Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có 20 năm đóng được nghỉ hưu khi nữ đủ 55 tuổi, nam đủ 60 tuổi, thay vì áp dụng lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu theo luật lao động với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, tức thấp hơn từ 2 năm với nam và 5 năm với nữ.
TPO - Quỹ Bảo hiểm xã hội hưu trí bổ sung tự nguyện được thực hiện từ năm 2017, tới nay có 4 quỹ bảo hiểm thương mại được cấp phép cung cấp dịch vụ này, nhưng có chưa đến 900 người tham gia.
TPO - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất bổ sung chế độ với người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, với mức hưởng 2 triệu đồng cho mỗi con mới sinh. Đặc biệt, dù được hưởng thêm chế độ thai sản, nhưng người tham gia BHXH tự nguyện không phải đóng thêm tiền, khoản hỗ trợ này từ nguồn ngân sách nhà nước, với tổng chi khoảng hơn 170 tỷ đồng/năm.
TPO - Sau khi tiếp thu ý kiến góp ý các bộ ngành, người dân, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi đã được cơ quan soạn thảo thêm nhóm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc với người hoạt động không chuyên trách cấp thôn, tổ dân phố, gồm: Bí thư chi bộ, trưởng thôn hoặc tổ trưởng dân phố, trưởng ban công tác mặt trận.
Nói về trường hợp hơn 4,2 nghìn chủ hộ kinh doanh cá thể đã đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng: Về bản chất và đạo lý thì không có gì sai, nhưng quy định pháp luật thì phải có hợp đồng giao kết mới tham gia BHXH bắt buộc.
TPO - Ông Nguyễn Thế Mạnh - Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam - cho biết đã đề xuất Quốc hội cho phép giải quyết quyền lợi cho hơn 4.000 chủ hộ kinh doanh cá thể đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc chưa đúng quy định. Hướng giải quyết cơ quan này đề xuất là cho phép những chủ hộ này được hưởng đầy đủ quyền lợi theo quy định về bảo hiểm xã hội bắt buộc.
TPO - Hiện cả nước có 2.700 chủ hộ kinh doanh cá thể (tiểu thương) tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, nhưng theo quy định của luật hiện hành nhóm này không thuộc diện tham gia loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc, vì vậy không được giải quyết quyền lợi dù đã đóng nhiều năm.
TPO - Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đề xuất đưa nhóm chủ hộ kinh doanh cá thể, người quản lý doanh nghiệp và hợp tác xã không hưởng lương vào diện tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc.
BHXH Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, trong 7 tháng đầu năm nay, trên địa bàn tỉnh có hơn 1,4 triệu người tham gia BHXH, BHYT, tăng hơn 6,5% so với cùng kỳ năm 2021.
Quận Long Biên là địa phương đầu tiên trên địa bàn Hà Nội hỗ trợ tối đa mức đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện cho người nghèo, cận nghèo. Chính sách này kéo dài từ nay tới hết năm 2025, với chính sách này người nghèo trên địa bàn gần như được cấp miễn phí BHXH tự nguyện.
Bạn đọc Phạm Thanh Long (Thái Bình) hỏi: Vợ chồng tôi mua BHXH tự nguyện năm 2021 và nộp tiền theo năm. Vậy, năm 2022 và các năm tiếp theo tôi đóng tiền tham gia thế nào, hạn cuối phải nộp của mỗi đợt?
BHXH Việt Nam vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện công tác khai thác, phát triển người tham gia BHXH, BHYT giai đoạn 2022-2025 để đạt các mục tiêu Chính phủ giao.
HĐND TP.Hà Nội vừa thông qua việc chi đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn, trong đó có hỗ trợ người dân tham gia BHXH tự nguyện giai đoạn 2022-2025, bắt đầu hỗ trợ từ ngày 1/8 tới.
Tham gia chính sách Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, người lao động tự do có cơ hội được hưởng lương hưu và được cấp thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) miễn phí khi hết tuổi làm việc. Trên cả nước đã và đang xuất hiện nhiều mô hình, cách làm để giúp người dân tham gia mạng lưới an sinh BHXH, BHYT, như mô hình “nuôi heo đất tiết kiệm tham gia BHXH tự nguyện” đang triển khai tại tỉnh Trà Vinh.
TP - Bạn đọc Nguyễn Thị Minh Nam (Hà Tĩnh) hỏi: Tôi tham gia BHXH tự nguyện từ năm 2020 đến nay nhưng sổ BHXH đã bị thất lạc. Vậy tôi cần làm gì để được cấp lại sổ BHXH, thủ tục cấp lại sổ có thể làm trực tuyến trên ứng dụng VssID - BHXH số được không?
Với mức tham gia chỉ vài trăm nghìn đồng mỗi tháng, khi đủ điều kiện theo quy định, người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện sẽ được nhận lương hưu hằng tháng (gấp nhiều lần so với mức đóng) góp phần ổn định cuộc sống khi về già, được cấp thẻ BHYT miễn phí trong suốt thời gian nhận lương hưu để chăm sóc sức khỏe.
TP - BHXH Việt Nam vừa tổ chức ra quân Tháng vận động triển khai BHXH toàn dân - Truyền thông, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình.
Năm 2021 đi qua với nhiều khó khăn, thách thức do dịch COVID-19 gây ra, nhưng cũng là năm để lại nhiều dấu ấn quan trọng với ngành BHXH Việt Nam, khi vừa hoàn thành nhiệm vụ được giao, vừa thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch bệnh.
Những năm gần đây, chính sách BHXH tự nguyện ngày càng khẳng định tính thiết yếu, nhân văn trong hệ thống an sinh xã hội. Thực tế, khi người dân hiểu về chính sách và quyền lợi của mình sẽ không ngần ngại tham gia BHXH tự nguyện để có lương hưu và bảo hiểm y tế khi hết tuổi lao động. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân hiểu về chính sách này là cách hiệu quả nhất để phát triển BHXH tự nguyện.
TP - Là một tỉnh miền núi, biên giới, nhưng tại tỉnh Kon Tum, nhiều người dân từ lâu đã hiểu được giá trị của chính sách và tham gia đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH). Nhiều người đang thụ hưởng chế độ lương hưu, thẻ BHYT từ chính sách BHXH tự nguyện, không ít người đang từng ngày chắt chiu để tham gia nhằm tích lũy cho tương lai.
TP - Bạn đọc Nguyễn Mai Phương hỏi: Tôi đóng BHXH theo công ty được 11 năm 3 tháng. Do dịch COVID-19 nên phải nghỉ việc và đang hưởng trợ cấp thất nghiệp. Nếu tôi không xin được việc để đóng tiếp BHXH bắt buộc, vậy tôi có thể tham BHXH tự nguyện không, mức đóng ra sao?