TP - Từng được xem là “con gà đẻ trứng vàng” cho nhiều ngân hàng, 2 năm trở lại đây, bảo hiểm nhân thọ liên kết ngân hàng (Bancass) rơi vào khủng hoảng khi doanh thu phí liên tục giảm. Sau hàng loạt quy định chặt chẽ vừa được ban hành, đã xuất hiện cuộc “chia tay” giữa doanh nghiệp bảo hiểm và ngân hàng.
Ngày 4/7/2024, Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Dai-ichi Việt Nam (Dai-ichi Life Việt Nam) chính thức giới thiệu Công cụ lập kế hoạch bảo hiểm trên website của Công ty tại địa chỉ: https://dai-ichi-life.com.vn/lap-ke-hoach-bao-hiem.
Ngày 16 / 5 tại Hà Nội, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam tổ chức hội thảo “Khôi phục niềm tin ngành bảo hiểm nhân thọ: Tầm nhìn và Giải pháp”. Đây là nỗ lực của ngành Bảo hiểm nhân thọ để củng cố niềm tin về một thị trường bảo hiểm nhân thọ lành mạnh, an toàn và minh bạch ...
Mức lương bình quân của nhân viên một số doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ như FWD, Prudential, Fubon, MVI, hay MB Ageas,… còn cao hơn nhiều so với thu nhập bình quân tại không ít ngân hàng.
TP - Sau lùm xùm của bảo hiểm nhân thọ, nhiều khách hàng “té ngửa” khi phát hiện hợp đồng không giống như lời đại lý tư vấn trước đó. Mất niềm tin, khách hàng bỏ hợp đồng, chấp nhận chịu thiệt, mất tiền phí đã đóng. Trong khi đó, kết luận thanh tra, Bộ Tài chính yêu cầu doanh nghiệp rà soát, xử lý đại lý tư vấn bán bảo hiểm nhân thọ sai nhưng không hề nhắc đến việc bảo vệ quyền lợi khách hàng sau khi họ bị lừa mua bảo hiểm.
TP - Năm 2023, có hơn 3 triệu hợp đồng bảo hiểm mất hiệu lực. Thanh tra doanh nghiệp bán bảo hiểm qua ngân hàng cho thấy, có doanh nghiệp bán bảo hiểm qua ngân hàng, tỷ lệ hợp đồng mất hiệu lực sau năm đầu tiên lên tới 70%.
TPO - Năm 2023, doanh thu phí toàn thị trường bảo hiểm ước đạt 227.100 tỷ đồng, giảm 8,3% so với năm trước. Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước đạt gần 156.000 tỷ đồng, giảm 12,5%, bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 71.100 tỷ đồng. Doanh thu phí bảo hiểm từ quý II/2023 tới nay liên tiếp giảm.
TP - Bộ Tài chính vừa chỉ ra hàng loạt sai phạm trong hoạt động của tư vấn bảo hiểm. Trong khi đó, khách hàng phản ánh, các lý do bỏ hợp đồng bảo hiểm như bị “ép” mua khi vay vốn ngân hàng, bị tư vấn viên lập lờ. Năm 2023, có khoảng 3 triệu hợp đồng bảo hiểm nhân thọ mất hiệu lực.
2023 là một năm nhiều biến động và thách thức đối với thị trường bảo hiểm nhân thọ (BHNT) Việt Nam. Tuy nhiên, việc thắt chặt hành lang pháp lý và áp dụng các quy định mới nhằm điều chỉnh thị trường BHNT, hướng đến chất lượng và đảm bảo phát triển bền vững cũng chính là động lực phát triển của ngành. Thị trường đang có những chuyển biến tích cực trong năm 2024, dẫn chứng tiêu biểu là Shinhan Life Việt Nam vừa cho ra mắt kênh đại lý bảo hiểm cá nhân (kênh FC) để tiếp đà tăng trưởng....
Sau 30 năm phát triển, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có những bước tiến đáng ghi nhận. Bước sang tuổi 31, thị trường được kỳ vọng phát triển theo hướng chất lượng, lành mạnh và bền vững hơn, và đóng góp đáng kể vào sự phát triển chung của kinh tế đất nước .
TP - Để ngăn biến tướng bán bảo hiểm qua ngân hàng, Bộ Tài chính bổ sung nhiều quy định như: cấm tổ chức tín dụng tư vấn, giới thiệu, chào bán bảo hiểm liên kết đầu tư cho khách hàng trước và sau giải ngân vốn vay; tăng xử phạt; thiết lập quầy bảo hiểm riêng... Chuyên gia cho rằng, quy định này sẽ góp phần giúp người dân không bị “ép” mua bảo hiểm, từng bước minh bạch thị trường.
TP - Thị trường bảo hiểm nhân thọ vừa trải qua “đại phẫu”, nhằm loại bỏ “ung nhọt” của kênh bán bảo hiểm qua ngân hàng. Để hồi sức, doanh nghiệp cần quay về giá trị cơ bản của bảo hiểm, để từng bước nhận lại lòng tin của khách hàng.
TP - Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ AIA (Việt Nam) (“AIA Việt Nam”) và Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (BTTEVN) vừa tổ chức Lễ tổng kết 10 năm Chương trình “Hành trình Cuộc sống”. Chương trình có sự hỗ trợ và phối hợp của Cục Cảnh sát Giao thông (Bộ Công an), Sở Lao động, Thương binh & Xã hội và chính quyền các tỉnh, thành.
TP - Bộ Tài chính cho biết, đã hoàn thành thanh tra 2 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, đang thanh tra 2 doanh nghiệp. Từ nay đến cuối năm 2023, Bộ Tài chính sẽ thanh tra 6 doanh nghiệp còn lại theo kế hoạch.
TPO - Bộ Tài chính đã hoàn thành thanh tra doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ AIA và Dai-ichi, đang thanh tra Manulife và 1 doanh nghiệp khác, từ nay tới cuối năm sẽ thanh tra 6 doanh nghiệp bảo hiểm theo kế hoạch.
TP - Thời gian qua, thị trường bảo hiểm nhân thọ xuất hiện nhiều biến tướng, sai phạm khiến người mua bảo hiểm chịu thiệt. Bộ Tài chính đề xuất tăng gấp đôi mức phạt vi phạm trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, lên mức cao nhất 100 triệu đồng. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế đánh giá, mức phạt này chưa đủ răn đe, cần có thêm biện pháp phạt bổ sung để doanh nghiệp (DN) quản lý chặt đại lý, tránh tình trạng vi phạm, nhờn luật.
TPO - Công bố vi phạm, đề nghị kiểm điểm lãnh đạo EVN, PVN, TKV về việc cấp điện; Chuyển công an điều tra hồ sơ có dấu hiệu trốn thuế khi bán cổ phần; Lương hưu tăng của tháng 7 trả vào tháng 8; Bộ Tài chính đang thanh tra 10 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ... là những thông tin đáng chú ý tuần qua.
Sau công bố kết luận thanh tra chuyên đề của Bộ Tài chính với 4 DNBH, hành động của các DNBH trong danh sách và cả thị trường chung… được quan tâm hơn bao giờ hết.
TP - Bộ Tài chính chỉ ra hàng loạt sai phạm của đại lý bảo hiểm nhân thọ tại ngân hàng như ký thay bên mua bảo hiểm, khai sai thông tin khách hàng, chậm bàn giao hợp đồng bảo hiểm. Tuy nhiên, ngoài thiếu cơ chế xử lý đại lý vi phạm, dường như doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) bỏ ngỏ quyền lợi khách hàng.
TPO - Bộ Tài chính vừa công bố sai phạm của 4 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ gồm: Prudential, MB Ageas, BIDV Metlife và Sunlife. Bức tranh tài chính của các doanh nghiệp này trái chiều khi người lãi nghìn tỷ, kẻ lỗ luỹ kế gần thập kỷ.
TPO - Theo đại diện Cục C03 thuộc Bộ Công an, công tác xác minh liên quan đến việc chuyển đổi tiền gửi tiết kiệm thành hợp đồng bảo hiểm Manulife tiếp tục được thực hiện.Tính đến 31/5/2023, các đơn vị chức năng đã tiếp nhận 6.060 đơn khiếu nại về hợp đồng bảo hiểm.
Đại biểu đề nghị làm rõ trách nhiệm của ngân hàng trong việc bán bảo hiểm nhân thọ và trái phiếu doanh nghiệp tại trụ sở của ngân hàng để tránh rủi ro cho hàng triệu khách hàng.
TPO - Bộ trưởng Tài chính cho biết, số tiền tồn dư ngân sách hiện là 1.043.000 tỷ đồng, trong đó gửi Ngân hàng Nhà nước 895 nghìn tỷ đồng, lãi suất 0,8%/ năm, số còn lại gửi tại ngân hàng thương mại, gửi ngắn hạn.
TPO - Đại biểu Quốc hội kiến nghị Bộ Tài chính thanh tra toàn diện hoạt động bảo hiểm nhân thọ; Bộ Công an xác minh, làm rõ có hay không dấu hiệu lừa đảo, lừa dối khách hàng, nếu có đề nghị khởi tố điều tra.
Với mong muốn hỗ trợ khách hàng tiếp tục kế hoạch bảo vệ tài chính trước những rủi ro trong cuộc sống, Công ty TNHH BHNT Prudential Việt Nam (Prudential Việt Nam) chính thức thông báo Chương trình Khôi phục Hợp đồng Bảo hiểm (HĐBH) đã hủy, áp dụng từ ngày 09/05/2023 đến ngày 31/07/2023 dành cho khách hàng có Hợp đồng Bảo hiểm thỏa điều kiện chương trình.
TPO - Công ty Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam cho biết hợp đồng bảo hiểm của nghệ sĩ Kim Tử Long đã hết hiệu lực từ năm thứ 5 nên không thể hoàn lại số tiền khách hàng đã nộp. Liên lạc với NSƯT Kim Tử Long, anh phản hồi “bị xử ép” nhưng không muốn tiến hành kiện tụng.
TPO - Bộ Tài chính phân loại, xử lý 350 đơn tố cáo liên quan đến bảo hiểm nhân thọ liên kết với ngân hàng. Bộ này cũng cung cấp thông tin và chuyển đơn thư của người dân tới cơ quan của Bộ Công an điều tra, xử lý.
TPO - Về tình trạng liên kết bán sản phẩm bảo hiểm tại ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM cho biết sẽ thanh tra việc hoạt động đại lý bảo hiểm tại các ngân hàng.