TPO - Sau gần 3 năm trùng tu, điện Thái Hòa, biểu tượng quyền lực triều Nguyễn và trái tim Đại nội Huế, sắp trở lại vào ngày 23/11/2024, thu hút sự chú ý từ công chúng.
TPO - Đại Cung Môn - cửa chính của di tích Tử Cấm thành, Đại nội Huế, là công trình mang nhiều giá trị văn hóa, lịch sử, nghệ thuật thuộc quần thể di tích Cố đô Huế. Đến nay, di tích chỉ còn lại nền móng nên cần được đầu tư phục hồi, phát huy giá trị.
TPO - Điểm cầu truyền hình trực tiếp chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24 tại Thừa Thiên-Huế (TT-Huế) sẽ được tổ chức tại Quảng trường Ngọ môn – Đại nội Huế, thay vì không gian Trường THPT Chuyên Quốc học Huế như những lần trước đây.
TPO - Sau khi phối hợp cùng lực lượng chức năng vào cuộc xác minh vụ việc một trang mạng xã hội sử dụng hình ảnh Tử Cấm Thành của Trung Quốc để quảng cáo tour du lịch Huế, Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên-Huế đã có những thông tin bước đầu.
TPO - Một trang mạng xã hội facebook do một hướng dẫn viên du lịch tại Huế tạo lập đã dùng ảnh di tích Tử Cấm Thành của Trung Quốc để quảng cáo tour du lịch Đại nội Huế gây bức xúc dư luận và tạo hiểu nhầm đối với du khách.
TPO - Tại vườn Cơ Hạ, Hoàng cung - Đại nội Huế đang diễn ra chương trình “Trưng bày, triển lãm cây kiểng và hoa phong lan ba miền năm 2024”, do Ban tổ chức Festival Huế 2024 tổ chức.
TPO - Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên có mặt tại sân khấu điện Kiến Trung, Đại nội Huế để tham dự lễ khai mạc Tuần lễ Festival Nghệ thuật Quốc tế Huế 2024, với chủ đề 'Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển'.
TPO - Chương trình chính của Festival Huế 2024 diễn ra liên tục trong 6 ngày đêm. Đêm nhạc Trịnh có sự tham gia của các nghệ sĩ Cẩm Vân, Hà Trần, Quang Dũng... là một trong những hoạt động nổi bật trong khuôn khổ festival.
TPO - Từ tàn tích nền móng hoang phế, đổ nát do chiến tranh bom đạn, điện Kiến Trung - cung điện độc đáo bậc nhất Hoàng thành Huế đã hồi sinh một cách kỳ diệu với sự uy nghi, tráng lệ, lộng lẫy đến choáng ngợp.
TPO - Tại Cố đô Huế - Kinh đô triều Nguyễn - hiện còn lưu giữ, truyền đời nhiều hình ảnh, tên gọi, đồ vật quý giá liên quan đến rồng - biểu tượng của bậc đế vương. Đặc biệt, hình tượng rồng có mặt hầu khắp các công trình kiến trúc, điêu khắc Cung đình Huế như cung điện, lăng tẩm, tôn miếu, Cửu đỉnh…
TPO - Thời tiết se lạnh, tạnh mưa là điều kiện thuận lợi để người dân, du khách trẩy hội, tham quan khu Di sản Huế ngày Xuân. Trong đó thu hút đông du khách nhất phải kể đến khu di tích Đại nội - Hoàng thành Huế.
TPO - Lễ dựng nêu (Thướng Tiêu) tại Hoàng cung Huế được Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế phục dựng và tổ chức vào ngày 2/2 (23 tháng Chạp), nằm trong chuỗi hoạt động văn hóa, du lịch mừng Xuân Giáp Thìn 2024.
TPO - Theo thông tin từ UBND tỉnh TT-Huế, địa phương này sẽ tổ chức bắn pháo hoa nổ tầm cao chào mừng năm mới Giáp Thìn 2024 tại 3 địa điểm bằng nguồn kinh phí xã hội hóa.
TPO - Cần Chánh là ngôi điện có kết cấu gỗ lớn và đẹp nhất trong Tử Cấm thành, Đại nội Huế. Đơn vị chức năng vừa có báo cáo về nghiên cứu khả thi đầu tư dự án tu bổ, phục hồi và tôn tạo ngôi điện, sau khi được HĐND tỉnh TT-Huế phê duyệt chủ trương đầu tư dự án phục hồi, tôn tạo di tích này.
TPO - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế vừa phát đi thông tin thừa nhận thiếu sót khi để một đoàn khách tham quan khu Di sản Huế có những hoạt động tâm linh, mặc trang phục, cúng bái chưa bảo đảm tính tôn nghiêm ở chốn linh thiêng, cũng như tổ chức đội nhạc đón tiếp chưa phù hợp.
TPO - Khu di sản thuộc quản lý của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sẽ mở cửa miễn phí đón người dân và du khách trong nước đến tham quan dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9.
TPO - Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, dự án tu bổ, tôn tạo và phục hồi di tích điện Kiến Trung - một trong 5 công trình di tích quan trọng nằm trên trục thần đạo của Tử Cấm thành - Đại nội Huế dưới triều Nguyễn, dự kiến hoàn thành trùng tu vào cuối năm 2023.
TPO - Cần Chánh là ngôi điện có kết cấu gỗ lớn và đẹp nhất trong Tử Cấm thành, Đại nội Huế - nơi từng diễn ra lễ cưới lịch sử, đầu tiên và duy nhất của một vị vua triều Nguyễn vừa được khai quật, khảo cổ học. Sau hơn 1 tháng, hoạt động đào khảo cổ đã thu thập được nhiều mảnh sành sứ, gạch vồ và làm xuất lộ nhiều dấu tích nền móng của công trình cổ xưa.
TPO - Lễ dâng hương, dâng hoa và diễu hành tri ân đã diễn ra tại TP Huế, do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh TT-Huế tổ chức, nhân ngày giỗ của chúa Nguyễn Phúc Khoát - người có công định chế áo dài Việt Nam.
TPO - Cách đây hàng trăm năm, có một loài thực vật mệnh danh là "vương giả chi hoa" được mang về trồng trong chốn cung đình Huế. Theo dòng chảy thời gian và qua bao biến thiên lịch sử, loài hoa này đến nay vẫn khoe sắc vào mỗi dịp cuối xuân đầu hè, làm say lòng bao người khi tham quan cố đô.
TPO - Theo lãnh đạo Sở Du lịch TT-Huế, sau khi thanh tra chuyên ngành vào cuộc xác minh và có kết quả cụ thể về việc một hướng dẫn viên phát ngôn “quá đà”, gây bức xúc về các bậc tiền nhân thuộc triều Nguyễn, đơn vị sẽ nhắc nhở, yêu cầu cá nhân liên quan rút kinh nghiệm để việc cung cấp thông tin về lịch sử cho du khách đảm bảo thuần phong mỹ tục, chuẩn mực và nằm trong giới hạn cho phép.
TPO - Đại nội Huế ngày mùng Một Tết Quý Mão thu hút đông du khách, người dân đến tham quan, thưởng thức những màn múa lân sư rồng đặc sắc, nghe nhã nhạc và khám phá, trải nghiệm nhiều trò chơi ngày Xuân, độc đáo được tái hiện giữa chốn Hoàng cung xưa.
TPO - Trong khuôn khổ chương trình Tết Huế 2023, “Dâng tiến hương Xuân" là lễ rước tái hiện lại nghi lễ “Tiến cung” - dâng cúng sản phẩm đặc sắc của địa phương lên các vị vua triều Nguyễn vào dịp năm mới. Nghi lễ diễn ra vào ngày 16/1 tại Đại Nội Huế.
TPO - Lễ dựng nêu (Thướng tiêu) tại di tích Triệu Tổ miếu và Thế Tổ miếu bên trong Đại nội Huế nhằm tái hiện nghi lễ xưa của triều đình nhà Nguyễn vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc. Đây là một trong những nghi lễ đầu tiên thuộc chuỗi hoạt động đón chào năm mới tại Hoàng cung xưa.
TPO - Chương trình Tết Huế năm 2023 diễn ra từ ngày 14 đến 17/1, với chuỗi hoạt động ý nghĩa, đặc sắc mang đậm dấu ấn Tết cổ truyền của người dân xứ Huế.
TPO - Liên quan phản ánh du khách Thái Lan khi đến Huế không mua vé vào tham quan di tích Đại nội mà chỉ chụp ảnh trước Ngọ môn do “không xem được ngai vàng”, Sở Du lịch TT-Huế và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa có ý kiến phản hồi.
TPO - Sau 2 năm gián đoạn vì dịch bệnh COVID-19, Thừa Thiên Huế lần đầu tiên đón đoàn khách đi bằng tàu du lịch biển hạng sang đến tham quan và khám phá hệ thống di sản cố đô Huế.