Syria cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ 'tham vọng khôi phục đế chế Ottoman’

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Ảnh: AFP
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Ảnh: AFP
TPO - Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan muốn “làm sống lại các di sản thuộc địa của đế quốc Ottoman”, thể hiện bằng việc can thiệp vào công việc nội bộ của Syria, thúc đẩy sự xâm nhập của những kẻ khủng bố vào quốc gia này.

Đại diện Syria tại Liên Hợp Quốc, ông Bashar Jaafari đã nêu quan điểm trên trong một bức thư gửi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và Tổng thư ký Ban Ki-moon.

Theo RIA Novosti, đại diện Syria tại Liên Hợp Quốc khẳng định, từ năm 2011 các nhóm chiến binh vũ trang đã tiến hành “cuộc chiến tranh khủng bố quy mô chưa từng có” đối với Syria với sự hỗ trợ của các quốc gia Trung Đông và một số quốc gia phương Tây, trong đó có sự can dự của chính quyền Tổng thống Recep Tayyip Erdogan.

Ở thời kỳ đỉnh cao, Đế chế Ottoman “phủ sóng” trên 3 châu lục và bao gồm nhiều nền văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ. Mặc dù có những khác biệt nhưng đế chế này quản lý các vùng thuộc địa phát triển thịnh vượng trong suốt hàng trăm năm.

“Trong cuộc khủng hoảng đó, sự can thiệp của Thổ Nhĩ Kỳ vào công việc nội bộ của Syria đã thể hiện trong các hình thức khác nhau, trong đó có sự tham gia trực tiếp của lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ trong các hoạt động hỗ trợ những kẻ khủng bố”, ông Jaafari khẳng định.

Đại diện Syria tại Liên Hợp Quố cũng lưu ý rằng, Thổ Nhĩ Kỳ giúp đỡ các chiến binh xâm nhập vào Syria cũng như đảm bảo “sẵn sàng chi viện cho những kẻ khủng bố di chuyển trong lãnh thổ Syria và dọc theo biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ”.

“Việc chiến đấu cơ Nga bị không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ khi đang ở không phận Syria đã phần nào hé mở sự thật trên”, ông Bashar Jaafari cho biết.

Đại diện thường trực của Syria tại Liên Hợp Quốc cũng chỉ ra rằng, Thổ Nhĩ Kỳ đang phạm tội ác chống người tị nạn Syria ở Thổ Nhĩ Kỳ, những người đang chạy trốn sự uy hiếp của các tổ chức khủng bố là “Nhà nước Hồi giáo” (IS), “Al-Nusra” và một số nhóm cực đoan khác được chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ “bật đèn xanh” cho hoạt động trên khu vực biên giới nước này.

Ông Jaafari đặc biệt lưu ý rằng, những năm gần đây, Tổng thống Erdogan “nêu vấn đề bảo vệ người gốc Thổ Nhĩ Kỳ, bất chấp thực tế nhiều người này sinh sống trên lãnh thổ các quốc gia khác có chủ quyền”. Theo đại diện Syria tại Liên Hợp Quốc, “điều này chứng tỏ người đứng đầu Thổ Nhĩ Kỳ mơ ước làm sống lại di sản thuộc địa của đế quốc Ottoman”.

Cuối thư, ông Bashar Jaafari kêu cộng đồng quốc tế “hãy mạnh mẽ đứng dậy để chấm dứt mọi vi phạm và tội ác do chính quyền Tổng thống Recep Tayyip Erdogan gây ra”.

Khởi phát của đế chế Ottoman là một quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ nhỏ bé sau khi Đế chế Byzantine suy yếu và rút khỏi khu vực này. Sau đó, đế chế Ottoman ngày càng mở rộng lãnh thổ thông qua hệ thống tư pháp, giáo dục, quân sự mạnh mẽ cũng như sở hữu phương pháp chuyển giao quyền lực độc đáo. Lạm phát, cạnh tranh và thất nghiệp là những nhân tố then chốt khiến đế chế Ottoman sụp đổ.

Theo Theo RIA Novosti
MỚI - NÓNG
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
TPO - Các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) theo dõi, chỉ đạo được Tòa án các cấp tổ chức xét xử nghiêm túc, đúng tiến độ, đúng pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Tòa án các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 23 vụ án, đã xét xử 19 vụ án; thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 19 vụ án, đã xét xử 9 vụ án và thụ lý theo thủ tục giám đốc thẩm 2 vụ án, đã xét xử 1 vụ án.