Leopard 2A7 thua thảm trước T-14 Armata?
Siêu tăng chiến đấu chủ lực T-14 của Quân đội Nga vẫn là một ẩn số rất lớn đối với Phương Tây. Điều này được giới quân sự các nước trên thế giới hết sức quan tâm và đặt nhiều câu hỏi, phân tích.
Dave Majumdar cho rằng, mấu chốt là Leopard không được trang bị loại đạn pháo đủ mạnh để có thể đánh bại T-14. Hiện nay, dòng xe tăng Leopard của Quân đội Đức sử dụng đạn xuyên giáp volfram thay vì sử dụng uranium nghèo, chính điều này đã ảnhhưởng đến sức mạnh hỏa lực của Leopard 2A7 trong một cuộc đấu tăng với xe tăng chủ lực Armata.
T-14 Armata có thể phá hủy 1 đại đội tăng Trung Quốc
Theo chuyên gia Nga, 1 xe tăng T-14 Armata có thể phá hủy 1 đại đội xe tăng MBT-3000 Trung Quốc trên chiến trường. Nhận định này được đưa ra khi các chuyên gia Nga phân tích về sức mạnh của dòng xe tăng Trung Quốc.
Các chuyên gia Nga cho rằng, xe tăng VT-4 Trung Quốc nổi tiếng với tên gọi MBT-3000, là phiên bản phát triển tiếp theo của xe tăng MBT-2000 (Khalid) do Trung Quốc và Pakistan hợp tác sản xuất.
Sau khi Pakistan tiến hành thử nghiệm vũ khí hạt nhân, các nước phương Tây đã tiến hành trừng phạt đối với Pakistan, khiến cho xe tăng MBT-2000 không thể sử dụng động cơ do Mỹ-Âu sản xuất, cuối cùng chuyển sang sử dụng động cơ 6TD-2 của Ukraine.
Ngoài ra, loại xe tăng này cũng đã sử dụng rộng rãi các bộ kiện, linh kiện của xe chiến đấu Nga. Sự chắp vá khiến các dòng tăng Trung Quốc không đạt được sự cơ động, sức mạnh hỏa lực như mong muốn.
Theo chuyên gia Nga, xe tăng T-14 có khả năng sống sót rất mạnh, tính năng phòng bị của nó tốt hơn xe tăng tiên tiến nhất MBT-3000 của Trung Quốc.
Theo các nguồn tin, xe tăng T-14 Armata đang được tiến hành thử nghiệm, sẽ điều chỉnh các loại hệ thống, chuẩn bị đưa vào sản xuất hàng loạt. Trong vài năm tới, T-14 phiên bản sản xuất hàng loạt sẽ bàn giao cho Quân đội Nga sử dụng.
Đối thủ đáng gờm của xe tăng Mỹ
Hiện tại Mỹ tiếp tục dựa vào xe tăng chiến đầu M1 Abrams thời kỳ Chiến tranh Lạnh và phiên bản nâng cấp của xe chiến đấu Bradley.
Tuy nhiên, dòng xe chiến đấu Armata Nga đã khác hẳn với các xe tăng đơn giản, giá rẻ do Liên Xô nghiên cứu chế tạo trước đây.
T-14 hầu như đã từ bỏ phương thức thiết kế truyền thống của xe bọc thép Nga. T-14 không phải là thiết kế tương đối đơn giản, mà đã trang bị một số chức năng rất tiên tiến chưa từng sử dụng trên xe tăng tác chiến ở bất cứ đâu trên thế giới.
Xe tăng Armata có một tháp pháo không người, ưu điểm của nó là khoang nhân viên xe tăng tách khỏi khoang vũ khí về mặt vật lý. Ngoài ra, xe tăng này trang bị áo giáp hỗn hợp bị động, cộng với hệ thống bảo vệ chủ động và áo giáp phản ứng.
Hệ thống bảo vệ chủ động của Armata được biết gồm có radar sóng milimet, dùng để dò tìm, theo dõi và đánh chặn đạn pháo đối phương.
Armata đánh nhau với Abrams M1A2 SEP V2 hoặc M1A3 của Mỹ, kẻ nào mạnh hơn là một vấn đề còn chưa rõ. Abrams là một thiết kế không ngừng được nâng cấp, hoàn thiện và đáng tin cậy. M1A3 sắp đưa ra sẽ nhẹ hơn, tính cơ động tốt hơn. Lục quân Mỹ còn có kế hoạch sử dụng một phiên bản nhẹ hơn để thay thế pháo nòng trơn M256 120 mm.
Đạn pháo dẫn đường mới cũng có thể giúp cho Abrams đánh trúng mục tiêu ngoài 12 km. Nhưng, xe tăng Nga còn có thể dùng pháo chính để bắn tên lửa dẫn đường chống tăng - vấn đề thực sự là ai nhìn thấy trước đối phương.
Tự động hóa, T-14 sẽ không có đối thủ?
Hãng tin Fars Iran ngày 12 tháng 9 đưa tin, một nguồn tin cho biết, Cục thiết kế máy móc KBP Nga đã bắt đầu thiết kế module tác chiến không người lái cho xe chiến đấu bọc thép thế hệ mới (lấy Armata làm nền tảng)
Nguồn tin này tiết lộ, đã có loại module tác chiến mới này thì xe bọc thép sẽ có thể tự động dò tìm mục tiêu, điều này hầu như đã loại trừ khả năng phạm sai lầm của binh lính.
Armata T-14 đang được cho là xe tăng tối tân nhất thế giới hiện nay. Điểm ưu việt của Armata nằm ở tháp pháo không người lái, được điều khiển từ xa trong một khoang thép độc lập. Xe cũng có một hệ thống radar hiện đại có thể đồng thời theo dõi 40 mục tiêu trên mặt đất và 25 mục tiêu trên không trong bán kính 100 km.
Hiện tại, Armata tân tiến của Nga đang trên đà trở thành loại xe tăng tự động hóa toàn bộ đầu tiên trên thế giới. Và trong khi vũ khí ấn tượng này "vươn đến đích" thì quân đội Nga hiện đã đang vận hành các hệ thống robot.
Một trong số các hệ thống đó, được gọi là Platform-M, mới đây đã được trưng bày ở Crưm. Nó được thiết kế để thực hiện những sứ mệnh bao gồm trinh sát, tuần tra, chuyên chở hàng hóa và cả tham gia chiến đấu.
Các cuộc thử nghiệm trên hệ thống robot khác, có khả năng biến đổi thành nhiều vũ khí chiến đấu thiện nghệ - từ một phương tiện dọn đường đến một hệ thống tác chiến điện tử - được cho là sẽ bắt đầu vào cuối năm 2015.
Một số hình ảnh cận cảnh xe tăng chiến đấu T-14 Armata Nga vừa trưng bày trạng thái tĩnh ở Hội chợ quốc phòng Nga 2015 (nguồn báo Hoàn Cầu, Trung Quốc):Theo tiết lộ của báo chí Nga, xe tăng T-14 thuộc loại xe tăng thế hệ thứ tư đầu tiên, hơn hẳn tất cả các sản phẩm hiện có của nước ngoài về một loạt tính năng. Khi đưa vào sử dụng toàn diện, nó sẽ trở thành xe chiến đấu mạnh nhất thế giới.