Theo các chuyên gia quân sự thế giới, xe tăng này sẽ định hình các xu hướng chính trong ngành chế tạo xe tăng thế giới trong 20-30 năm tới.
Ngoài khả năng vô hình trước radar, lớp giáp của siêu tăng Armata cũng được đánh giá là không thể chọc thủng và có khả năng bảo vệ trước bất kỳ loại đạn xe tăng hiện có nào, cũng như súng phóng lựu và các tên lửa chống tăng.
Viện nghiên cứu vật liệu thép của Nga cho biết, lớp giáp của Armata có thể chống lại tất cả các loại đạn chống tăng trên thế giới, có cỡ nòng 120mm, hay tên lửa chống tăng có điều khiển và cả súng phóng lựu cầm tay có cỡ nòng từ 100-150mm.
Hồi tháng 6/2015, Phó thủ tướng Nga Dmitry Rogozin cho biết, tăng chiến đấu thế hệ mới T-14 Armata trong tương lai sẽ được trang bị pháo cỡ nòng 152 mm, có thể bắn thủng lớp thép dày 1m.
Một khi được trang bị pháo 152 mm, T-14 Armata sẽ trở thành xe tăng có pháo lớn nhất và mạnh nhất thế giới.
Pháo tăng cỡ nòng này là gần bằng các loại pháo 155 mm của lực lượng pháo binh.