Một chiến đấu cơ của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn hạ máy bay chiến đấu Su-24 của Không quân Nga. Theo CNN, tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn hạ máy bay Nga bằng tên lửa không đối không AIM-9X. Ảnh: CND.
Theo Airfore Technology, AIM-9X là thế hệ mới nhất của dòng tên lửa AIM-9 Sidewinder. Tên lửa là sản phẩm của tập đoàn Raytheon. Ảnh: Wikipedia.
Quá trình nâng cấp AIM-9X bắt đầu từ cuối những năm 1980 nhằm đối phó với sự ra đời của tên lửa R-73 (AA-11 Archer) của Nga. Ảnh: Photobucket.
AIM-9X được trang bị động cơ kiểm soát vector lực đẩy kết hợp với vây lái ở mũi mang lại khả năng cơ động cao trong phạm vi hẹp. Ảnh: Planobrazil.
Phiên bản mới được trang bị cảm biến hồng ngoại tiên tiến với góc nhìn lên đến 90 độ. Cảm biến mới tương thích với hệ thống nhắm mục tiêu trên mũ bay phi công cho phép khóa mục tiêu bằng mắt nhìn. Ảnh: Wikipedia.
Tên lửa AIM-9X bắt đầu được thử nghiệm vào năm 1999. Quá trình sản xuất loạt ban đầu tỷ lệ thấp vào năm 2000. Quân đội Mỹ bắt đầu đưa tên lửa vào sử dụng từ năm 2003. Ảnh: Defenceindustrydaily.
Một trong những tính năng "đỉnh" của AIM-9X là khả năng khóa mục tiêu sau khi phóng nên phù hợp với các tiêm kích tàng hình có khoang vũ khí bên trong thân. Ảnh: US Navy.
Ngoài ra, cảm biến mới còn có tính năng cho phép phi công chỉ tập trung vào một mục tiêu duy nhất nên hiệu suất chiến đấu rất cao, do đó, mục tiêu rất khó trốn thoát nếu bị tên lửa tấn công. Ảnh: Defenceindustrydaily.
AIM-9X là tên lửa không đối không tầm ngắn chủ lực của Không quân Mỹ và các nước trong khối quân sự NATO. Ảnh: U.S Airfore.
Tên lửa có chiều dài 3 m, đường kính 0,127 m, sải cánh 0,44 m, trọng lượng 85 kg, tầm bắn tối đa 35 km. Ảnh: Flickr.
Tính cơ động và cảm biến tiên tiến của AIM-9X được giới quân sự thế giới đánh giá là một trong những tên lửa không đối không dẫn đường hồng ngoại mạnh nhất thế giới. Ảnh: Rentaka
Trong khi đó, Su-24 thuộc loại máy bay tấn công mặt đất với khả năng cơ động không cao nên rất khó để thoát khỏi tên lửa tiên tiến như AIM-9X. Ảnh: CNN.