Sự kiện giáo dục hot tuần qua: Thu hồi 18,3 tỷ vì đi học mà không có bằng

Ảnh mang tính minh họa
Ảnh mang tính minh họa
TPO - Cuộc tranh luận chưa có hồi kết về bỏ điểm sàn trong tuyển sinh ĐH năm 2017? Việc "200.000 cử nhân thất nghiệp không phải lỗi của ngành giáo dục", “Sẽ có mô hình ĐH không phân biệt công tư” hay thông điệp mạnh mẽ của Bộ trưởng Giáo dục: “Sẽ quy hoạch lại cơ sở giáo dục đại học” là những sự kiện giáo dục nổi bật nhất trong tuần qua.

200.000 cử nhân thất nghiệp không phải lỗi của ngành giáo dục"

Tại Hội thảo Thực trạng và các giải pháp củng cố, phát triển các trường ĐH, CĐ ngoài công lập Việt Nam diễn ra sáng nay, 22/12, GS Trần Phương, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội nói: nhiều người coi việc 200.000 cử nhân thất nghiệp như là thảm họa mà ngành Giáo dục phải chịu trách nhiệm là quan niệm không đúng.

Theo ông Phương, hiện tại, Việt Nam đã chuyển sang cơ chế thị trường thì không thể mong muốn cung và cầu về lao động phải ăn khớp nhau như hồi kế hoạch hóa tập trung.

Cũng tại hội nghị này,  TS. Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường Đại học (ĐH) FPT kiến nghị giảm chỉ tiêu ĐH công lập. Theo khuyến cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), giải pháp quan trọng nhất là thu hẹp hệ thống trường công, có thể thực hiện theo cách giảm chỉ tiêu các trường công mỗi năm 5% trong 7 năm để tạo thị trường (và qua đó là chất lượng) cho các trường tư. 


Nếu để hai bên cạnh tranh tự do như hiện nay, đặc biệt là chủ trương của Bộ là để các trường tự xác định chỉ tiêu thì không có cách nào khác các trường ĐH NCL có thể nâng tỷ trọng lên được. Quan trọng nhất là giảm thị phần của trường công để tạo sân chơi rộng hơn cho trường tư phát triển.

Sự kiện giáo dục hot tuần qua: Thu hồi 18,3 tỷ vì đi học mà không có bằng ảnh 1 Toàn cảnh hội thảo “Thực trạng và các giải pháp cấp thiết để củng cố và phát triển các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập”

Sẽ quy hoạch lại cơ sở giáo dục đại học
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, để nâng cao chất lượng giáo dục đại học, cần hoạch lại mạng lưới các cơ sở giáo dục phù hợp với nhu cầu nhân lực của đất nước.

Năm 2017 sẽ là năm đẩy mạnh công tác kiểm định chất lượng giáo dục đại học, công khai, minh bạch các điều kiện đảm bảo chất lượng và kết quả kiểm định, xếp hạng. Từ đó quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học phù hợp với nhu cầu nhân lực của đất nước.

Cũng theo vị Bộ trưởng này, hiện nay, ngành cũng đang triển khai tái cơ cấu các trường sư phạm theo hướng giảm bớt số lượng để nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới. (Xem chi tiết)

Dự thảo quy chế tuyển sinh: Tuyển sinh sẽ tràn lan, chất lượng thấp?

Chủ trương bỏ điểm sàn đại học từ năm 2017 được lãnh đạo một số trường cho là cần thiết, song cũng có người lo ngại việc tuyển sinh sẽ diễn ra tràn lan, chất lượng thấp. PGS.TS Đỗ Văn Dũng - Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM nói không nên. Ông cho rằng, không có tiêu chí này sẽ xảy ra tình trạng các trường tuyển sinh đại học tràn lan, vượt chỉ tiêu. Lúc đó, tuyển sinh chất lượng đầu vào thấp, cùng với chương trình giảng dạy của trường không đảm bảo sẽ dẫn đến đầu ra thấp.

Ông Dũng khẳng định, thí sinh không đạt được chuẩn ở mức sàn khi vào đại học sẽ không thể theo nổi. "Sinh viên ra trường kém chất lượng, doanh nghiệp chê thì thất nghiệp. Nó sẽ tạo ra một vòng luẩn quẩn và gánh nặng cho xã hội", ông Dũng băn khoăn. (Xem chi tiết)

Bỏ điểm sàn: nhiều trường đại học vẫn chết “lâm sàng”?

GS Trần Hữu Nghị, Hiệu trưởng ĐH Dân lập Hải Phòng cho rằng, việc bỏ quy định điểm sàn là hoàn toàn hợp lý. “Các trường ĐH tinh hoa hay trường bình thường sẽ có chuẩn đầu vào khác nhau. Vì thế, mỗi trường nên có chuẩn đầu vào của riêng mình”- GS Trần Hữu Nghị ý kiến.

Trước lo ngại sẽ có một cuộc “tháo khoán” vào đại học trong năm tới, PGS.TS Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Đào tạo Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, khi các trường uy tín không cao thì có mời thí sinh vào họ cũng không vào. (Xem chi tiết)

Sân chơi trẻ em hay những biến tướng thành tích?

Ngày 24/12, một câu chuyện của phụ huynh về cuộc thi ViOlympic (giải toán trên mạng) khiến lãnh đạo của ngành Giáo dục phải lập tức ra công văn chấn chỉnh toàn ngành, rà soát lại các cuộc thi trong trường học. Nguyên nhân là việc trẻ em tham gia các cuộc thi trí tuệ như một cuộc vui chơi, chơi mà học đang lại bị biến tướng thành những cuộc đua với những thành tích không tưởng. (Xem chi tiết)

Thu hồi 18,3 tỷ đồng vì đi học mà không có bằng?

Trong số 194 giảng viên các trường nghề Việt Nam được lựa chọn và cử sang Australia học tập, có 18 người trở về không được phía bạn cấp chứng nhận, dù ngân sách nhà nước đã chi ra hàng chục tỷ đồng. Lý do rất “lạ lùng” - do lệch khung đào tạo giữa hai nước và hợp đồng trọn gói không lường trước được. (Xem chi tiết)




MỚI - NÓNG
Huyện miền núi Nam Trà My đề xuất xây thêm 15 thủy điện, có xã thêm... 8 thủy điện
Huyện miền núi Nam Trà My đề xuất xây thêm 15 thủy điện, có xã thêm... 8 thủy điện
TPO - Trên địa bàn hiện có 12 thủy điện, tuy nhiên huyện Nam Trà My (Quảng Nam) đề xuất thêm 15 thủy điện vì cho rằng, với tiềm năng về phát triển năng lượng tái tạo hiện có, kết cấu hạ tầng truyền tải điện cơ bản hoàn thiện với cấp điện áp 110kV, và nhu cầu tiêu thụ điện tương đối lớn nên việc đầu tư, phát triển nguồn điện trên địa bàn huyện hiện nay là rất cần thiết.