Sự chung thủy nằm ở lương tâm

Sự chung thủy nằm ở lương tâm
TP - Tâm Phan - một hot blogger, công dân toàn cầu đã sống tại gần 100 thành phố trên thế giới, chia sẻ với PV Tiền Phong về phong cách sống của giới trẻ phương Tây: Sự chung thủy không nằm ở trinh tiết mà nằm ở lương tâm.

> 'Phải ra tòa xử lý tài sản' vụ cô dâu hủy hôn

Nữ sinh Việt Nam. Ảnh: Việt Hùng
Nữ sinh Việt Nam. Ảnh: Việt Hùng.
 

Bằng trải nghiệm của mình, Tâm Phan có thể cho biết ở ngưỡng cửa trưởng thành, bạn trẻ phương Tây thường làm gì, sống ra sao?

Người Việt mình có câu “đi một ngày đàng học một sàng khôn” nhưng không phải bạn trẻ nào cũng thực hiện được câu nói này. Thanh niên phương Tây đến tuổi 18 phải tự lập. Vì thế, muốn có tiền tiêu, họ phải ra đời mà cày, ví như không có tiền mua xe, họ vay bố mẹ và trả góp hằng tháng.

Tôi quen nhóm bạn 5 người, tốt nghiệp ĐH họ tự dành dụm tiền đi làm thêm mua vé máy bay sang Pháp. Họ thuê chung căn hộ ở Chamonix - 1 ski resort (khu trượt tuyết) nổi tiếng thế giới. Tại đây, họ xin việc làm ở siêu thị, quán bar, bồi bàn, bán hàng cho ski store. Họ có thể làm những gì mình thích và tự học cách sống có trách nhiệm với bản thân.

Phong cách sống của giới trẻ phương Tây khác gì so với giới trẻ Việt Nam?

Có một điều mà không ít bạn trẻ Việt Nam chỉ thấy trên phim ảnh dễ dẫn đến hiểu sai và làm theo cái sai đó là: Cuộc sống phương Tây thật thác loạn, muốn chơi bời sành điệu phải thác loạn như thế. Sai hoàn toàn! Họ chơi cho tuổi trẻ có thật nhiều ý nghĩa và niềm vui, nghĩa là thả phanh nhưng bao giờ cũng có cái đầu điều khiển theo đạo đức lương tâm.

Phong cách sống như vậy hẳn quan niệm về tình dục của giới trẻ phương Tây cũng rất thoáng?

Thanh niên Tây có thể ngủ với nhau ngay lần gặp đầu tiên nhưng đó hoàn toàn chỉ là sex đơn thuần, là sự tự nguyện trao đổi mà không cần tình cảm, thậm chí không cần biết tên.Việc này khó được người Việt chấp nhận nhưng với phương Tây, đơn giản đó là vấn đề sinh lý.

Trên đây, tôi chỉ nói đến những người độc thân, đối với những người đang có người yêu hay có chồng/vợ, vấn đề đạo đức lại khác. Anh bạn đẹp trai người Thụy Điển của tôi một lần tâm sự việc đã “trót dại” với người lạ.

Thời điểm đó, anh ta đang có người yêu ở Na-uy. Anh ta cảm thấy tội lỗi vô cùng vì đã không chung thủy với người yêu, dằn vặt bản thân vì để xảy ra chuyện sex với người con gái khác mà mình không yêu.

Đối với thanh niên phương Tây, sự chung thủy không nằm ở chuyện trinh tiết mà nằm ở lương tâm, sự tự trọng bản thân. Những người có người yêu, có vợ chồng rồi mà vẫn chung chạ với người khác sẽ bị coi “mất trinh”. Nhiều bạn trẻ Việt Nam lại ràng buộc cuộc đời mình chỉ vì chữ trinh, không dám vượt qua các rào cản.

Trong cuốn hồi ký, Tâm Phan kể đã từng yêu và sống thử với người yêu. Làm sao Tâm Phan có thể thoát khỏi những ràng buộc về chữ trinh để thay đổi cuộc đời mình?

Hồi sinh viên tôi cố gắng đi theo nếp của một cô gái Việt Nam thuần túy. Tôi đã hai lần từ chối học bổng du học Mỹ chỉ vì người yêu muốn vậy. Thậm chí tôi đã lấy bằng giáo pháp học để sau này làm cô giáo theo ý mẹ. Nhưng khi đứng trước những lựa chọn nghề nghiệp, tôi nhận thấy mình là con hổ và chỗ của mình là rừng già.

Tâm Phan vừa xuất bản cuốn “Hồi Ký Tâm Phan” kể về hành trình của một cô gái vốn đã toan an phận nhưng đã quyết liệt vượt qua những rào cản, không chịu theo lối mòn với những trải nghiệm thú vị. Hiện cô là chuyên gia ngành truyền thông ở Thụy Sỹ.

 

Tình yêu thời sinh viên của tôi cũng vậy. Nhưng lúc ra trường, tôi nhận thấy có gì đó không ổn, tôi muốn thoát khỏi anh ấy, đi tìm bản thân. Bước đầu tiên tôi vào TPHCM, anh ấy vào theo. Chúng tôi thuê chung nhà sống thử. Lần đầu tiên tôi vào vai cuộc sống của người vợ phải lo toan. Anh ấy đi làm nhưng chưa có tiền, tôi cũng đang sống bằng đồng lương thử việc ít ỏi.

Anh ấy vẫn nói yêu tôi nhưng vẫn đưa bạn bè đến nhậu nhẹt hết những đồng lương ít ỏi tôi khó khăn kiếm được. Tôi không nhận được một sự chia sẻ nào cả về tinh thần lẫn vật chất.

Tôi nghĩ mình không thể sống như thế được.Tôi không hạnh phúc thì không thể làm người khác hạnh phúc. Tôi bừng tỉnh, quyết định chia tay. Đó là quyết định khó khăn nhất nhưng cũng là một quyết định đúng đắn nhất. Sau này tôi đã không ngại ngần viết về chữ trinh khi mình đã vượt qua sự ràng buộc của nó, để sống thật với mình.

Cảm ơn Tâm Phan.

80% nam sinh không chấp nhận vợ mất “ngàn vàng”

Mới đây, khảo sát của nhóm sinh viên ngành xã hội học với khoảng 500 nam sinh viên các trường ĐH, CĐ trên địa bàn TPHCM cho biết, có 80% nam sinh không chấp nhận lấy người con gái không còn trinh tiết làm vợ.

Mặc dù khắt khe về cái ngàn vàng đối với người bạn đời tương lai nhưng cũng có 80% trả lời việc quan hệ trước hôn nhân là điều bình thường, chỉ có 20% không đồng ý hoặc không có ý kiến.

Với câu hỏi “Bạn có chấp nhận một người bạn gái không còn trinh tiết?”, có 60% chấp nhận, 40% không chấp nhận hoặc không có ý kiến. Cuộc khảo sát trên cho biết, chỉ có 12% nam sinh chấp nhận lấy một người con gái không còn trinh tiết làm vợ.

 

Phùng Nguyên (thực hiện)

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.