Sơn nữ K Ho 'bắt chồng' lúc nửa đêm

Nhà gái mang lễ vật đến nhà trai để xin cưới
Nhà gái mang lễ vật đến nhà trai để xin cưới
TPO - Ngày 16/11, lễ cưới truyền thống của người K’Ho được tái hiện tại nhà văn hóa thôn Đưng K’Si (xã Đạ Cháy, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) với sự chứng kiến của hàng trăm du khách và người địa phương.

Sở VH-TT&DL Lâm Đồng đã phối hợp với UBND huyện Lạc Dương sưu tầm, phục dựng lễ cưới này nhằm giới thiệu những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc K’Ho, góp phần bảo tồn và phát huy những nét đặc sắc về văn hóa của đồng bào dân tộc bản địa.

Theo ông Cil Poh, Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Dương, người K’Ho theo chế độ mẫu hệ, sơn nữ “bắt chồng”, đàn ông thường sống bên nhà vợ. Khi cô gái thích chàng trai nào đó thì chủ động nói với gia đình và nhờ người cậu đến nhà trai ngỏ ý.

“Khi nhà trai đồng ý thì việc dạm hỏi và sắm sanh lễ vật cưới đều do nhà gái đứng ra lo liệu”, già làng Bon Tô Sa Nga (trú tại thôn Đưng K’Si), chủ lễ của đám cưới tiếp lời.

Cũng theo già Sa Nga, hôn lễ được tiến hành qua hai giai đoạn là lễ hỏi và lễ cưới. Lễ hỏi diễn ra ở nhà trai và thường tổ chức vào ban đêm vì nhà gái muốn tránh bị dân làng gièm pha nếu việc “bắt chồng” không thành. Lễ vật trong đám hỏi gồm 2 vòng đồng, gà, rượu cần, gạo nếp (đồ thành xôi)…

“Ngày nay có giấy đăng ký kết hôn là có thể tổ chức cưới, còn ngày xưa muốn cưới hỏi phải có vòng đồng đeo tay”, già Sa Nga nói.

Sơn nữ K Ho 'bắt chồng' lúc nửa đêm ảnh 1 Đeo vòng đồng cho chàng trai.

Nhà trai có quyền thách cưới và nhà gái phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu của nhà trai. Lễ vật thách cưới gồm trâu (vật tổ của người Tây Nguyên), chiêng quý (Ma-la), ché cổ (Sơn-tồ). Ngoài ra còn có heo, gà, chuỗi hạt cườm, quần áo và khăn dệt thổ cẩm…

Nếu nhà trai thách cưới quá cao thì nhà gái xin khất nợ và sẽ trả sau đám cưới. Có những gia đình quá nghèo nên phải nhiều năm sau mới trả đủ lễ vật thách cưới.

Sau khi định ngày, nhà gái mang của hồi môn tới nhà trai và đón rể. Lễ cưới thường kéo dài một ngày một đêm, do ông cậu lớn nhất trong gia đình nhà gái hoặc già làng đứng ra tổ chức.

Sơn nữ K Ho 'bắt chồng' lúc nửa đêm ảnh 2 Nhà trai kiểm tra lễ vật thách cưới.

Lễ cưới diễn ra tưng bừng trong tiếng chiêng huyễn hoặc của các chàng trai và những điệu xoang nhịp nhàng, uyển chuyển của các sơn nữ với những bài chiêng mời quan khách, đâm trâu, độc tấu chiêng đôi…

Sơn nữ K Ho 'bắt chồng' lúc nửa đêm ảnh 3 Đánh chiêng mừng đám cưới..

Ông Sử Thanh Hoài, Chủ tịch UBND huyện Lạc Dương cho hay sắp tới sẽ tiếp tục đầu tư nâng cấp không gian tổ chức lễ hội của người K’Ho tại khu vực này, biến nơi đây thành điểm dừng chân lý tưởng trên tuyến đường du lịch nối biển Nha Trang-Khánh Hòa và hoa Đà Lạt-Lâm Đồng. Lễ cưới truyền thống, nét văn hóa đặc sắc của người K’Ho sẽ trở điểm thành điểm nhấn của tour du lịch này.

MỚI - NÓNG
Cán bộ, nhân viên Tiểu đoàn Đặc công 20 thăm hỏi, động viên gia đình Trung úy quân nhân chuyên nghiệp Nguyễn Thị Sinh - vợ liệt sĩ Bùi Văn Kim
Hậu phương người lính - điều chưa kể - Kỳ 6: Thay chồng khoác áo 'Bộ đội Cụ Hồ'
TP - Tháng 8/2019, Đại úy Bùi Văn Kim - Chính trị viên Đại đội 33 thuộc Tiểu đoàn Đặc công 20 (Bộ Tham mưu Quân khu 1) hy sinh khi thực hiện nhiệm vụ huấn luyện nhảy dù tại sân bay Hòa Lạc và được truy phong liệt sĩ. Một năm sau, vợ anh được Bộ Quốc phòng tuyển dụng và được điều động về chính đơn vị của chồng công tác.
Cảnh báo hàng giả 'tấn công' thị trường Tết
Cảnh báo hàng giả 'tấn công' thị trường Tết
TPO - Ngày 5/12, tại cuộc họp báo về tình hình kinh tế xã hội, Cục Quản lý Thị trường TPHCM đã thông tin về vấn nạn hàng giả, hàng kém chất lượng. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác để không sập bẫy gian thương.