Theo ông Phát, những hình ảnh đó, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người tiêu dùng trong nước cũng như uy tín nông sản thực phẩm xuất khẩu của Việt Nam.
Theo đó, Bộ trưởng Phát yêu cầu các địa phương tăng cường tổ chức giám sát, kiểm tra, thanh tra đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản trong việc tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm.
Trường hợp phát hiện cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng chất vàng ô hoặc phẩm màu, chất bảo quản, phụ gia… không được phép sử dụng trong thực phẩm để ngâm, tẩm ướp, tạo màu, bảo quản, thực phẩm nông lâm thủy sản cần tiến hành xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định.
Đồng thời, những vụ vi phạm phải được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, để người dân biết và tẩy chay những sản phẩm không đảm bảo an toàn.
Ngoài ra, theo các quy định mới của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi (có hiệu lực từ ngày 1-7-2016), các hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi sẽ được xếp vào khung xử lý hình sự thay vì hành chính như trước.
Theo đó, với điều 317 nói riêng và điều 191, 193 của Bộ Luật Hình sự sửa đổi nói chung nâng cao tối đa tính răn đe khi cấu thành phạt tù cơ bản 5 năm, nặng 20 năm, phạt tiền tới 1 tỷ.
Người vi phạm sẽ bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm sản xuất, cấm kinh doanh, người chăn nuôi không chỉ bị mất trắng khi đàn heo bị tiêu hủy mà còn bị phạt tù theo tình tiết tăng nặng, hành vi sử dụng chất tạo nạc cấm trong chăn nuôi có thể xử phạt tù lên đến 20 năm.