Sau Anh - đến lượt nước nào?

Sau Anh - đến lượt nước nào?
(TPO) Sau các vụ khủng bố bằng bom tại Tây Ban Nha và Anh trong hơn 1 năm qua , Italy và các đồng minh thân cận khác của Mỹ tại châu Âu không khỏi lo lắng: Ai sẽ là mục tiêu tiếp theo?
Sau Anh - đến lượt nước nào? ảnh 1
Hai cảnh sát Italia tuần tra tại ga điện ngầm ở Milan

Tây Ban Nha đã cáo buộc al-Qaeda gây ra các vụ nổ bom trên tàu hoả tại Madrid năm ngoái. Cảnh sát trưởng London cũng tuyên bố các vụ tấn công ở London có tất cả những "dấu ấn" của al-Qaeda.

Cứ theo đà suy luận logic này thì Italy - Một đồng minh chủ chốt khác của Mỹ tại châu Âu - nhiều khả năng sẽ trở thành mục tiêu tiếp theo. Có ít nhất 2 nhóm khủng bố khác nhau (tự nhận là nhánh con của al-Qaeda) đã lên tiếng cảnh cáo "dằn mặt" nước này chỉ trong vòng 24 giờ qua.

Một nhóm là "Tổ chức bí mật al-Qaeda châu Âu" - bất ngờ trở nên nổi tiếng sau khi nhận trách nhiệm gây ra  4 vụ nổ ở London. Nhóm còn lại tự xưng là "Tổ chức al-Qaeda - Jihad ở Bán đảo Ả-rập"  đã gọi Rome là "thủ đô của những kẻ vô thần" trong một thông điệp phát đi ngày hôm qua.

"Trong quan niệm của những kẻ Hồi giáo cực đoan, không có sự phân biệt nào giữa dân thường và lãnh đạo, giữa vô tội hay có tội. Chỉ có những người theo đạo Hồi và những kẻ vô thần - mà mạng sống của kẻ vô thần thì chỉ là con số 0" - Một chuyên gia về tôn giáo cho biết.

"Những lời đe doạ này cần được quan tâm một cách nghiêm túc. Italy là đồng minh thân cận nhất của Mỹ tại cựu lục địa và họ đã tham gia "quá tích cực" vào các vấn đề quốc tế" - Vittorfrance Pisano, chuyên gia chống khủng bố của Mỹ hiện đang sống tại Rome cho biết.

Ngay sau khi thảm hoạ London xảy ra, Italy đã nâng mức báo động an ninh lên cấp cao nhất. Cảnh sát đông nghẹt tại những khu giao thông công cộng, an ninh tại các sân bay được siết chặt và hơn 13.000 "địa điểm nhạy cảm" đang được bảo vệ đặc biệt.

Nhưng với rất nhiều người dân thành Rome, một cuộc tấn công xem ra là khó tránh khỏi. "Nó sẽ xảy ra thôi. Rome là một thành phố quan trọng, là mái nhà của Vatican. Có thể không phải hôm nay, ngày mai, nhưng cuối cùng kiểu gì nó cũng xảy đến" - Rita Pesce, một hành khách đang chờ xe buýt nói.

Bush, Blair, Berlusconi

Sau Mỹ và Anh, Ý là nước phương Tây có lực lượng quân đội đóng tại Iraq đông nhất. Bản thân Thủ tướng Silvio Berlusconi cũng phải thừa nhận vai trò của nước này tại Iraq đã khiến Italy trở thành một mục tiêu nổi bật. "Ngay những bản báo cáo tình báo từ các nước khác cũng cho thấy nhóm 3B - Bush, Berlusconi và Blair, được coi là mục tiêu có nguy cơ bị tấn công cao nhất".

Đan Mạch cũng nhận thấy nguy cơ bị tấn công không nhỏ, bởi nước này đã bị nhắc tên trong lời cảnh cáo của "Tổ chức bí mật của al-Qaeda tại châu Âu". Ngoại trưởng Đan Mạch Per Stig Moeller tuyên bố những kẻ khủng bố "luôn tìm được cách lọt qua hàng rào canh gác" và cảnh báo tất cả các nước châu Âu đều có thể bị tấn công.

Ngay đến Pháp, nước nhận được sự ủng hộ của thế giới Hồi giáo vì đã phản đối cuộc chiến Iraq, cũng lo sợ mình có thể trở thành mục tiêu. Các chuyên gia an ninh của Pháp cho rằng nguy cơ khá cao bởi Pháp chia sẻ hoạt động tình báo với Washington và London. Ngoài ra, Pháp còn giúp đỡ  lãnh đạo các nước cựu thuộc địa tại Bắc Phi đánh bại lực lượng Hồi giáo cực đoan.

MỚI - NÓNG
Hoa hậu Ngọc Hân học thạc sĩ
Hoa hậu Ngọc Hân học thạc sĩ
TPO - Hoa hậu Ngọc Hân vừa nhận tin trúng tuyển với số điểm 14, xếp thứ 5 trong số các học viên của chuyên ngành Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật ứng dụng Việt Nam.