'Sẵn sàng tài trợ đất ở Hòa Bình để mở thêm một Hưng Việt nữa'

Với bác Thịnh, những ngày chiến đấu với bệnh tật trở nên nhẹ nhàng hơn nhờ bàn tay ân cần, nụ cười ấm áp của bác sĩ, điều dưỡng Hưng Việt…
Với bác Thịnh, những ngày chiến đấu với bệnh tật trở nên nhẹ nhàng hơn nhờ bàn tay ân cần, nụ cười ấm áp của bác sĩ, điều dưỡng Hưng Việt…
Ngày 06/11/2015 vừa qua là ngày kết thúc đợt điều trị kéo dài gần 6 tháng chống chọi với căn bệnh ung thư đại tràng của bác Thịnh. Chặng đường gian nan vất vả đã đến lúc tạm nghỉ.

Giờ phút chia tay, giữa những cái ôm tạm biệt, cái nắm tay chất chứa tình cảm, giữa những bông hoa hướng dương rực rỡ và tươi rói như nụ cười của bác Thịnh dành tặng cho Bệnh viện, những chia sẻ và tâm nguyện của người đàn ông đã gắn bó nửa năm trời với Hưng Việt này khiến cho toàn thể Ban lãnh đạo không giấu nổi niềm hạnh phúc dù vẫn nhiều trăn trở…

 Bác Phan Văn Thịnh sinh năm 1948, quê Lương Sơn, Hòa Bình. Bồi hồi nhớ lại những ngày đầu nhập viện, bác kể “Chính xác là vào ngày 15/5, bác vào Hưng Việt điều trị. Lúc ấy mới phát hiện bệnh được khoảng gần 1 tháng, đau bụng dữ dội phía hạ sườn trái, đi đại tiện nhiều lần trong ngày, còn rất hay buồn nôn. Bác cũng chủ quan không đi khám, đến khi con trai nói con thấy sức khỏe bố không ổn rồi giục, bác mới lục đục đến bệnh viện. Thực ra lúc đầu gia đình bác định đưa bác sang Quảng Tây điều trị, nhưng mình nghĩ bây giờ Việt Nam cũng đầy bác sĩ giỏi, cơ sở vật chất hiện đại, sao phải đi đâu cho xa gia đình? Cũng may vì quyết định ở lại nên mới may mắn được giới thiệu, mới biết đến bệnh viện Hưng Việt đấy.”

Cho đến thời điểm này, khi ngồi tâm sự với chúng tôi trước lúc tạm biệt, bác Thịnh vẫn cảm thấy mình may mắn và sáng suốt vì đã quyết định ở lại Việt Nam điều trị.

Chắc hẳn những điều dưỡng tầng 7, tầng 8 không ai là không nhớ bác Thịnh, 6 tháng điều trị là quãng thời gian mà bác Thịnh chia sẻ là “như ở nhà, được con cháu trong nhà chăm sóc”. Sau mổ, được chuyển xuống tầng 7, ấn tượng của bác lúc ấy là “chăm sóc 24/24, thật sự là như thế, sáng đến tối, rồi nửa đêm, chốc chốc các cháu lại vào xem mình thế nào, kiểm tra nhiệt độ, huyết áp,... Không quản ngại gì cả, còn trò chuyện rồi trấn an mình nữa, cảm động lắm. Còn tầng 8 là nơi ghi dấu nhiều kỉ niệm với bác nhất, 8 lần điều trị hóa chất ở đây, các cháu điều dưỡng Hùng, Phú,..., bác sĩ Hà, đứa nào cũng như con như cháu. Bác tạm biệt mà như chia tay gia đình vậy....”

“Lúc đầu biết bệnh nghĩ đến cái chết nhiều hơn, đến tận lúc nằm trên bàn mổ cũng chỉ nghĩ đến việc mình sắp chết. May sao anh em bạn bè mình cũng đều là người có chuyên môn, giải thích rồi động viên, lấy thêm nhiều ví dụ toàn người nổi tiếng, người trong nghề, cũng không may bị “điểm tên”, có người còn bị trả về nhà, mà bây giờ một vài năm, thậm chí gần chục năm rồi vẫn sống khỏe mạnh, mình cũng lấy đó làm động lực để lạc quan hơn.”, bác Thịnh bồi hồi nhớ lại.

Rùng mình nhớ lại những ngày sau mổ, sút hơn 10kg, bước đi không vững, bác Thịnh càng xúc động khi kể về quá trình chiến đấu với tử thần của mình. Đau đớn sau những lần mổ rồi điều trị hóa chất, khó khăn trong ăn uống sinh hoạt, nỗi nhớ nhà, nhớ con cháu, những chuyến xe đường dài di chuyển liên tục suốt nửa năm, những ám ảnh bệnh tật dai dẳng, với bác Thịnh là một giấc mơ dài. Lạc quan thay, sự chăm sóc ân cần, gần gũi của các bác sĩ, điều dưỡng, không khí ấm áp như một gia đình ở Hưng Việt đã xoa dịu đi phần nhiều những vất vả mà căn bệnh hiểm nghèo mang tới.  Cũng nhờ chăm sóc tốt, lại dần lấy lại được tinh thần nên chỉ sau 2 tháng, cân nặng của bác lại trở về như trước mổ. Sức khỏe ổn định, tinh thần khá hơn, những ngày điều trị dần dần bớt nặng nề,...

Là nhân chứng sống cho hành trình vượt qua hiểm nghèo chiến thắng bệnh tật, trải qua nửa năm sống cùng bệnh viện, cùng những mũi tiêm, toa thuốc, những chai hóa chất, giành giật sự sống từng ngày từng giờ, bác Thịnh là người hiểu rõ nhất những đớn đau khổ sở mà bệnh nhân ung thư và người thân của họ phải trải qua. Tâm tình với chúng tôi, bác trăn trở “Bây giờ ung thư “phổ cập” rồi, đâu đâu cũng thấy ung thư, ngày nào cũng có hàng nghìn người mắc mới ung thư, nhà nhà người người đi viện vì ung thư. Bệnh thì nặng mà vẫn phải chen chúc, chật chội thiếu thốn, khổ quá tội quá. Nên mô hình tư nhân này cần phải phát triển, những bệnh viện như Hưng Việt phải mở rộng hơn nữa thì người dân mới bớt khổ. Trước kia đi viện tư nhân tôi cứ nghĩ ở đây chỉ có dịch vụ là tốt hơn thôi, chứ chất lượng thì chưa chắc đã bằng viện công, nên còn ngần ngại. Nhưng vào đây rồi mới thấy, từ chuyên môn đến dịch vụ đều tốt cả, không thế thì ông già tôi đây đã chẳng ngồi đây giờ này mà tám chuyện thế này được (cười lớn)”. Thế rồi không đợi chúng tôi tiếp lời, bác Thịnh đã chân tình “Nếu bệnh viện không chê Hòa Bình chúng tôi xa xôi, hẻo lánh, thì nhà có 6000 m2 đất sẵn sàng tặng cho Ban lãnh đạo để xây thêm một Hưng Việt nữa, để người dân Hòa Bình nói chung, người dân phía Bắc nói riêng đến được với Hưng Việt ngày một đông hơn, dễ dàng hơn.”

'Sẵn sàng tài trợ đất ở Hòa Bình để mở thêm một Hưng Việt nữa' ảnh 1

Những bông hoa hướng dương rực rỡ mang đầy ý nghĩa về niềm tin và hi vọng là món quà mà bác Thịnh dành cho Ban lãnh đạo…

'Sẵn sàng tài trợ đất ở Hòa Bình để mở thêm một Hưng Việt nữa' ảnh 2

...và những bác sĩ, điều dưỡng đồng hành trên chặng đường chiến đấu với tử thần suốt 6 tháng qua

Những lời nói tâm tình của bác Thịnh, dẫu có thể chỉ dừng lại ở những mong muốn khó thành hiện thực, nhưng vẫn được Ban lãnh đạo ghi nhận với cả tấm lòng và làm động lực để cố gắng nhiều hơn nữa trong tương lai. Dẫu biết so với một số cơ sở y tế khác, “đứa trẻ Hưng Việt” mới vừa tròn 3 tuổi còn bé nhỏ, sức lực còn hạn chế, chưa được tất cả mọi người biết tới, nhưng mong muốn mở rộng hơn nữa, chữa trị được cho nhiều người hơn nữa, mang thêm nhiều niềm tin và hi vọng cho những con người đang ngày đêm phải đối mặt với tử thần chưa bao giờ ngừng lại. Nhưng để làm được điều đó, không phải ngày một ngày hai là có thể. Hưng Việt vẫn đang từng ngày nỗ lực, từ bác sĩ đến điều dưỡng, hộ lý,... đều đang cố gắng để phục vụ tốt hơn, nhiều hơn nữa các bệnh nhân tìm đến Hưng Việt. Và cảm ơn lắm những chân thành mà các bệnh nhân, trong đó có bác Thịnh, dành tặng cho bệnh viện, cho những con người nơi đây có thêm động lực để phấn đấu trên chặng đường vốn dài và lắm gian nan này.

MỚI - NÓNG