Rủi ro phương tiện lưu thông trên cầu Vĩnh Tuy những ngày mưa phùn

Rủi ro phương tiện lưu thông trên cầu Vĩnh Tuy những ngày mưa phùn
TPO - Được yêu cầu có đầy đủ biển báo, hàng rào phân cách hai chiều tại công trường, tuy nhiên mặt cầu Vĩnh Tuy (Hà Nội) hiện đang xuất hiện hàng loạt ụ nổi với nhiều mối hàn đinh ghim, cao hơn mặt đường từ 5 đến 15 cm. Sương mù, trời mưa cộng thêm việc công trình thiếu biển báo phản quang, gây nhiều khó khăn và rủi ro cho người, phương tiện qua lại.
Rủi ro phương tiện lưu thông trên cầu Vĩnh Tuy những ngày mưa phùn ảnh 1

Trên mặt cầu Vĩnh Tuy chiều theo hướng Hà Nội – Long Biên đang xuất hiện gần chục công trường được đậy các tấm tôn bản lớn. Do được lắp đặt cao hơn mặt đường từ 5 đến 10 cm nên những công trường này đang tạo những gờ sống trâu rất nguy biểm cho cả xe máy, ô tô.

Rủi ro phương tiện lưu thông trên cầu Vĩnh Tuy những ngày mưa phùn ảnh 2

Tìm hiểu chúng tôi được biết, đây là dự án sửa chữa mặt cầu, khe co giãn được Sở GTVT Hà Nội thực hiện và giao cho Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông (Ban Duy tu) đại diện quản lý, giám sát. Hiện dự án đang thi công các khe co giãn chiều Hà Nội- Long Biên.

Rủi ro phương tiện lưu thông trên cầu Vĩnh Tuy những ngày mưa phùn ảnh 3

Theo quan sát, thông thường các tấm tôn đậy công trường này chỉ lắp đậy 1- 2 ngày rồi tháo ra, hoàn thành một vị trí thi công. Nhưng hiện nay, có thể do ảnh hưởng của việc thành phố Hà Nội đang dừng thi công các công trình thi công để đề phòng dịch COVID-19 nên các công trường này để nguyên trên đường, không được tháo dỡ nhiều ngày nay. 

Rủi ro phương tiện lưu thông trên cầu Vĩnh Tuy những ngày mưa phùn ảnh 4

Việc này đã làm cho phương tiện đi lại vô cùng khó khăn do tại vị trí các công trường này thường cao hơn mặt đường từ 5 đến 15cm, nhiều vị trí còn được đơn vị thi công dùng đá, thanh gỗ kê xuống bên dưới. Xe đi lại nhiều các viên đá này bung ra đường, gây nguy hiểm cho người và phương tiện qua lại.

Rủi ro phương tiện lưu thông trên cầu Vĩnh Tuy những ngày mưa phùn ảnh 5

Với xe máy, để qua được các gờ công trường này thường phải nhấc bổng bánh trước lên, với chủ phương tiện không kịp thời phát hiện và không kịp xử lý tình trạng đổ xe, tai nạn sẽ xảy ra.

Rủi ro phương tiện lưu thông trên cầu Vĩnh Tuy những ngày mưa phùn ảnh 6

Tại vị trí công trường thi công ở cột đèn được đánh số T3A/16, do tấm tôn vừa cao hơn mặt đường lại có nhiều thanh sắt được ghim lổn nhổn trên bề mặt khiến nhiều xe máy đi qua bị nhắc bổng lên. Trong ảnh là một xe máy do nam thanh niên điều khiển, khi qua tấm tôn  bánh sau đã bị nhấc bổng lên trước khi chạm đất (vòng tròn đỏ).

Rủi ro phương tiện lưu thông trên cầu Vĩnh Tuy những ngày mưa phùn ảnh 7

Mặt tôn đậy công trường vừa cao vừa lổn nhổn các thanh sắt ghim.

Rủi ro phương tiện lưu thông trên cầu Vĩnh Tuy những ngày mưa phùn ảnh 8

Để qua tấm tôn, ô tô cũng bị bênh đầu lên mới qua được..

Rủi ro phương tiện lưu thông trên cầu Vĩnh Tuy những ngày mưa phùn ảnh 9

Nhiều vị trí tấm tôn được hàn gắn thô sơ với nhau bằng những thanh sắt, khi bị phương tiện trọng lượng lớn đi qua bị bong bật, gây trồi các đầu nhọn lên đường.

Rủi ro phương tiện lưu thông trên cầu Vĩnh Tuy những ngày mưa phùn ảnh 10

Tại một số vị trí, nhà thầu còn dùng các thanh sắt lớn và vở bao tải để đậy công trường thi công.

 
Rủi ro phương tiện lưu thông trên cầu Vĩnh Tuy những ngày mưa phùn ảnh 11

Với những đoạn khe co giãn đã thi công nhưng vật liệu vẫn để nguyên trên đường nhiều ngày nay

Rủi ro phương tiện lưu thông trên cầu Vĩnh Tuy những ngày mưa phùn ảnh 12

Theo yêu cầu, tại vị trí thi công nhà thầu phải bố trí hàng rào phân cách giữa, biển báo đầy đủ theo quy định, nhưng tại nhiều vị trí trên cầu Vĩnh Tuy, công trường đi qua người tham gia giao thông mới thấy biển báo rất khiêm tốn.

Trao đổi với PV Tiền Phong chiều 3/4, đại diện Ban Duy tu, Sở GTVT Hà Nội cho biết, đơn vị thi công sửa chữa khe co giãn và mặt đường cầu Vĩnh Tuy là Công ty Cơ khí Thăng Long. Đến nay nhà thầu đã thi công xong một bên làn đường theo hướng Long Biên – Hà Nội và đang thi công làn đường Hà Nội – Long Biên thì bị tạm dừng để phòng dịch theo chỉ đạo của thành phố.

Đề cập đến các vị trí tấm tôn cao hơn mặt đường và nham nhở đinh ghim ở bề mặt, đại diện Ban Duy tu cho biết, để các khe co giãn được thi công xong và đưa vào sử dụng cần ít nhất 2- 3 ngày phải đậy lại. “Sau đó các tấm tôn sẽ được dỡ ra để hoàn trả mặt bằng, tuy nhiên mấy ngày nay đơn vị thi công đang nghỉ chống dịch. Trước thực trạng trên, Ban Duy tu sẽ cho kiểm tra ngay và yêu cầu nhà thầu thực hiện các giải pháp phù hợp để đảm bảo giao thông”, đại diện Ban Duy tu, Sở GTVT Hà Nội, nói.

MỚI - NÓNG