Ra tòa, Trung Quốc sẽ bẽ mặt trước công luận

Ra tòa, Trung Quốc sẽ bẽ mặt trước công luận
TP - Luật sư Lê Cao ( Đoàn luật sư thành phố Đà Nẵng) cho rằng, việc khởi kiện phía Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế về Luật biển khẳng định chính nghĩa của chúng ta, xác định việc phải tuân thủ UNCLOS một cách chính xác. 

Nếu kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, chúng ta nên chọn tòa án nào theo ông?

Khởi kiện Trung Quốc theo tôi chắc chắn phải tiến hành và làm sớm. Việt Nam có đầy đủ cơ sở chắc thắng trong việc khởi kiện. Không chỉ là những bằng chứng về lịch sử, mà còn thể hiện trong các quy định tại Điều 57 của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), với quy định vùng đặc quyền về kinh tế không được mở rộng ra quá 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. 

Hơn nữa, các hành vi Trung Quốc cản trở, dùng vũ lực, phá hoại tài sản đối với các tàu chấp pháp, tàu ngư dân của Việt Nam xâm phạm các quy định khác của UNCLOS, về nghĩa vụ giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa bình. Với tình hình hiện nay, trước hết, cần khởi kiện Trung Quốc ra Tòa án Trọng tài quốc tế về Luật biển. 

Cái khó, điều 298 của UNCLOS quy định, các quốc gia tham gia công ước có thể bằng văn bản không chấp nhận giải quyết đối với các tranh chấp qua Tòa án Trọng tài quốc tế về Luật biển về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế…

Trung Quốc với thế đuối lý của mình đang tận dụng triệt để điều luật này để loại trừ việc giải quyết các tranh chấp nói trên tại Tòa án Trọng tài quốc tế. Tuy nhiên, việc khởi kiện phía Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế về Luật biển khẳng định chính nghĩa của chúng ta, xác định việc phải tuân thủ UNCLOS một cách chính xác. 

Ra tòa, Trung Quốc sẽ bẽ mặt trước công luận ảnh 1 Luật sư Lê Cao

Nhưng cũng cần phải hướng đến việc khởi kiện Trung Quốc ở một cơ quan tài phán, mà phán quyết của họ giải quyết được các tranh chấp cụ thể về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế hay như việc đòi lại Hoàng Sa?

Những vấn đề lớn này, chúng ta cần khởi kiện Trung Quốc ra Tòa án Công lý quốc tế. Nhưng quy chế tố tụng ngặt nghèo, đòi hỏi cả bên nguyên đơn lẫn bên bị đơn đều chấp nhận giải quyết tranh chấp tại tòa án này, hoặc cả hai cùng thỏa thuận đưa nhau ra tòa án này thì mới giải quyết. 

Chắc chắn Trung Quốc với mưu đồ của mình sẽ chối bỏ. Tuy nhiên, nếu thấy Trung Quốc từ chối tham gia phiên tòa mà chúng ta thụt lùi, không kiên quyết khẳng định uy thế về bằng chứng lịch sử và căn cứ pháp lý trước Trung Quốc qua cách khởi kiện họ là không đúng. Việt Nam cần kiên trì, kiên quyết chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, bền bỉ đấu tranh thông qua các giải pháp pháp lý chính nghĩa. 

Trung Quốc từ chối giải quyết tranh chấp càng chứng minh cho bạn bè quốc tế thấy chính nghĩa của chúng ta. Phán quyết (nếu có) của các tổ chức tài phán quốc tế thường mang ý nghĩa chính trị hơn là tính thực thi, chế tài trên thực tế, nhưng qua đó sẽ củng cố hơn cho chúng ta về bằng chứng không thể chối cãi về chủ quyền của mình, và cũng là cơ sở để nhận được sự tin tưởng và ủng hộ của quốc tế đối với cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam.

Cảm ơn ông.

MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.