TPO - Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ thanh tra một số dự án có giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất; một số dự án có chuyển đổi mục đích đất trồng lúa và đất rừng phòng hộ do HĐND cấp tỉnh thông qua tại Hà Nội, Hải Phòng, Phú Thọ.
TPO - Tại các đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II và loại III trong quá trình lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch đô thị; quy hoạch xây dựng nông thôn,... UBND cấp tỉnh có trách nhiệm căn cứ vào nhu cầu nhà ở xã hội trên địa bàn và chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở đã được phê duyệt để bố trí đủ quỹ đất dành cho phát triển nhà ở xã hội.
TPO - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu báo cáo và khẳng định rõ về điều kiện và thẩm quyền của việc giao đất đã giải phóng mặt bằng cho nhà đầu tư thực hiện 3 dự án BT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã đúng quy định pháp luật chưa?
TPO - Thanh tra Bộ Xây dựng vừa công bố kết luận về việc dành quỹ đất 20% để phát triển nhà ở xã hội (NƠXH). Theo đó, 5 tỉnh, thành phố gồm Đà Nẵng, Long An, Hải Phòng, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Một số địa phương bố trí quỹ đất xây dựng NƠXH nằm ở khu nghĩa trang, hoặc những nơi chưa giải phóng mặt bằng.
TPO - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa thay mặt Thủ tướng Chính phủ ký phê duyệt Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030". Đề án có hiệu lực từ hôm nay (3/4).
TP - Phải chờ đợi 3 năm nay, chị Bích Thu (Hoàng Mai, Hà Nội) mới nộp được hồ sơ mua nhà ở xã hội (NƠXH) tại đường Tố Hữu (Nam Từ Liêm, Hà Nội). Ngoài việc khó khăn trong khâu làm hồ sơ, khi đến nộp, chị Thu choáng ngợp khi chủ đầu tư đã nhận hàng nghìn hồ sơ trước đó.
TPO - Trong khi các doanh nghiệp bất động sản trong nước đang chật vật đáo hạn trái phiếu, trả lãi ngân hàng, tìm cách duy trì hoạt động thì hàng loạt quỹ đầu tư và doanh nghiệp nước ngoài lại âm thầm đi thâu tóm quỹ đất, tăng cường sáp nhập và mua lại (M&A).
TPO - Hiện tại, nhà lưu trú công nhân chỉ đáp ứng 25% nhu cầu nhưng TPHCM không còn quỹ đất để điều chỉnh quy hoạch thành đất đầu tư xây dựng nhà lưu trú công nhân, các công trình phục vụ tiện ích người lao động trong ranh khu chế xuất, khu công nghiệp.
TP - Sau các phiên đấu giá đất đầu năm 2023 ở nhiều địa phương của Hà Nội, theo đánh giá của các huyện, đấu giá đất đã trở về giá trị thật, không còn tình trạng đầu cơ, thổi giá.
TPO - Hàng loạt khu đất gắn liền với các dự án giao thông trọng điểm tại Bình Dương sẽ được đấu giá để lấy kinh phí phát triển kinh tế, xã hội địa phương. Sau khi đấu giá hoàn thành, Bình Dương sẽ giám sát, tránh tình trạng “xí phần” rồi bỏ hoang gây lãng phí quỹ đất.
TPO - Theo các doanh nghiệp và chuyên gia, nhà ở xã hội cần quỹ đất để phát triển bên cạnh vốn vay ưu đãi. Các địa phương phải vào cuộc và cũng cần có chế tài với những địa phương chậm phát triển nhà ở xã hội.
TP - Việc phát triển nhà xã hội ở Hà Nội còn rất hạn chế. Trong khi đó, đời sống người lao động tại các khu công nghiệp tiếp tục gặp không ít khó khăn, con cái thiếu nơi học tập, vui chơi, chăm sóc; chi phí thuê nhà ngày càng tăng...
TPO - Tỉnh Bắc Ninh đồng ý chủ trương đối với đề xuất của UBND TP Bắc Ninh, sử dụng quỹ đất tại 4 dự án để phục vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư "siêu dự án" đường Vành đai 4.
TPO - Bộ Xây dựng cho biết, thời gian qua, chính sách phát triển nhà xã hội tồn tại những bấp. Theo đó, Bộ này đưa ra phương án bỏ quy định yêu cầu bắt buộc chủ đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị phải dành 20% quỹ đất để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.
TPO - Bộ Xây dựng cho biết, vẫn còn một số tỉnh, thành phố chưa phê duyệt hoặc điều chỉnh chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2021 - 2030, chưa phê duyệt kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021 - 2025 và kế hoạch phát triển nhà ở năm 2022.
TP - Chờ đợi thủ tục thẩm định giá kéo dài, đưa giá khởi điểm quá cao... là những nguyên nhân khiến cho nhiều quận, huyện tại Hà Nội vẫn loay hoay chưa thực hiện được đấu giá đất trong năm 2022.
TPO - Cử tri TP Hà Nội kiến nghị bố trí nhà ở xã hội (NƠXH) tập trung để thay thế việc thực hiện bố trí quỹ đất NƠXH tại các dự án đấu giá quyền sử dụng đất để phục vụ xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị có quy mô sử dụng đất từ 2ha trở lên nhằm tạo điều kiện đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ.
TPO - Tại 78 dự án khu đô thị mới, dự án khu nhà ở đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng có quy hoạch đất xây dựng công trình công cộng (nhà trẻ, trường học phổ thông) . Có 15 dự án đầu tư xây dựng chưa bảo đảm đồng bộ hạ tầng xã hội so với tiến độ xây dựng nhà ở trong dự án.
TPO - Bộ Xây dựng cho biết, thời gian qua vẫn còn nhiều bất cập trong việc thực hiện các chính sách phát triển nhà ở xã hội, trong đó có quy định về việc dành quỹ đất 20%. Dù có quy định chủ đầu tư phải có quỹ đất 20% làm nhà ở xã hội trong các dự án nhưng nhiều nơi, chủ đầu tư không làm và xin nộp bằng tiền tại các đô thị lớn như: Hà Nội, TP.HCM...
TPO - Hiệp hội Bất động sản TP.HCM vừa gửi văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị 14 giải pháp phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân. Trong đó, Hiệp hội đề nghị bỏ quy định nộp bằng tiền đối với quỹ đất 20% . Ngoài ra, chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại không phân biệt quy mô diện tích được lựa chọn, hoặc xây dựng nhà ở xã hội trên quỹ đất 20% trong dự án;
TPO - Thanh Hóa sắp có thêm dự án nhà ở xã hội tại phường Nam Ngạn với quy mô 2,8 ha với khoảng 2.400 căn hộ, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 3.721 tỷ đồng.
TPO - Đại diện một doanh nghiệp cho biết, một dự án nhà ở xã hội kể từ khi bắt đầu thủ tục xin dự án đến khi kết thúc mất khoảng 5 năm, mà lợi nhuận chỉ có 10%, tính ra mỗi năm chỉ có 2%, thấp hơn cả lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng là một trong những lý do khiến nhiều doanh nghiệp “ngại" phát triển nhà ở xã hội.
TPO - Bình Dương dự kiến dành khoảng 1.600ha đất ở để đáp ứng dân số tăng từ 2,6 triệu dân lên 3,25 triệu dân trong giai đoạn 2021-2025. Hiện địa phương này đã bố trí quỹ đất, ấn định diện tích, vị trí để xây dựng loạt dự án nhà ở xã hội (NƠXH) cho người thu nhập thấp.
TPO - Bất động sản công nghiệp đang chứng kiến sự sôi động, khi ngay trong quý đầu năm đã có hàng loạt dự án được công bố, cam kết đầu tư. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp "bẻ lái", lấn sân sang mảng bất động sản công nghiệp với kỳ vọng mang lại nguồn lợi nhuận lớn.
TPO - Thị trường bất động sản những năm vừa qua méo mó về nguồn cung khi hoàn toàn lệch pha về bất động sản cao cấp. Trong khi đó, nhà ở vừa túi tiền không còn tồn tại ở TPHCM.
TPO - Bí thư thành ủy Hà Nội cho biết, giáo dục - đào tạo là một trong ba lĩnh vực ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2021-2025 (bên cạnh y tế và văn hóa). Các huyện đang phấn đấu lên quận như Đông Anh, Gia Lâm khi xây dựng hạ tầng giáo dục phải đạt chuẩn quốc gia, tránh để sau này đô thị hóa không còn quỹ đất như ở các quận hiện nay.
TPO - Tổ công tác liên ngành của TP Hà Nội sẽ tổng hợp thông tin về quy hoạch, rà soát quỹ đất phát triển nhà ở, dự án đầu tư xây dựng nhà ở; cân đối bảo đảm phù hợp các chỉ tiêu Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2030 và định hướng đến năm 2045.