Quá trình Ukraine đàm phán gia nhập EU thậm chí có thể kéo dài vài thập kỷ

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Phần Lan là quốc gia đàm phán gia nhập Liên minh châu Âu (EU) nhanh nhất, chỉ mất khoảng 3 năm. Trong khi Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu đàm phán vào năm 2005, nhưng đến nay vẫn chưa hoàn tất.
Quá trình Ukraine đàm phán gia nhập EU thậm chí có thể kéo dài vài thập kỷ ảnh 1

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: Reuters

Phát biểu ngày 9/5, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết Ukraine "đã là một thành viên của gia đình châu Âu", nhưng "việc chính thức gia nhập EU có thể sẽ mất vài năm, thậm chí là vài thập kỷ".

Ông Macron đề xuất thành lập "một cộng đồng chính trị châu Âu" cho phép các quốc gia ngoài EU như Ukraine và Anh có thể tham gia “các giá trị cốt lõi của châu Âu”.

Trước đó cùng ngày, Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết Ukraine đã gửi tới EU phần thứ 2 của bộ câu trả lời cho bảng hỏi gia nhập liên minh. Phần 1 của bộ câu trả lời đã được Kiev gửi đi vào ngày 17/4.

"Hôm nay, chúng tôi đã tiến thêm một bước nữa. Một bước rất quan trọng và không chỉ mang tính hình thức, trên con đường gia nhập EU", ông Zelensky nói. "Ukraine đã nộp câu trả lời cho phần thứ 2 của bảng câu hỏi đặc biệt mà mọi quốc gia muốn gia nhập EU đều phải hoàn thiện. Việc này thường mất nhiều tháng, nhưng chúng tôi đã làm mọi thứ trong vài tuần".

Bảng câu hỏi được Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen trao cho ông Zelensky ngày 8/4. Trả lời bảng hỏi là bước bắt buộc để xác định xem một quốc gia có sẵn sàng gia nhập EU hay không.

Sau khi Kiev hoàn thành phần trả lời, EC sẽ xem xét và khuyến nghị Hội đồng EU bắt đầu thảo luận về việc đàm phán Ukraine gia nhập EU. Khi đó, Kiev sẽ được coi là ứng viên chính thức. Theo hãng tin Reuters, việc này có thể sẽ diễn ra vào tháng 6 tới.

Tiếp đó, Ukraine phải thỏa thuận với các nhà đàm phán châu Âu về một loạt các điều kiện mà nước này phải đáp ứng để gia nhập EU. Quá trình đàm phán có thể mất vài năm, hoặc thậm chí hàng chục năm.

Phần Lan là quốc gia đàm phán nhanh nhất, chỉ mất khoảng 3 năm. Trong khi Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu đàm phán vào năm 2005, nhưng đến nay vẫn chưa hoàn tất.

Ukraine và một số quốc gia Đông Âu đã yêu cầu EU đẩy nhanh quá trình đàm phán, nhưng các lãnh đạo châu Âu từ chối đề nghị này. Hội đồng châu Âu cho biết trong một tuyên bố vào tháng 3 rằng họ sẽ tiến hành ngay các thủ tục "mà không trì hoãn ”.

Ukraine sẽ nhận được một số quyền lợi sau khi được chính thức coi là ứng cử viên của EU, ví dụ được hỗ trợ tài chính để cải cách trong nước.

Việc gia nhập EU có thể mang lại cho Ukraine nhiều lợi thế về mặt quân sự, vì các thành viên liên minh bị ràng buộc bởi điều khoản phòng vệ lẫn nhau trong trường hợp một quốc gia xảy ra xung đột.

Việc gia nhập khối cũng sẽ mang lại lợi ích kinh tế cho Ukraine và những lợi ích bổ sung khác, chẳng hạn như việc người Ukraine được tự do đi lại trong khối và được trao nhiều quyền khác nhau dành cho công dân EU.

Ngay cả việc EU tiếp nhận hồ sơ của Ukraine cũng có thể mang lại những tác động nhất định. Vì đây được coi là một "tuyên bố chính trị táo bạo, gửi thông điệp tới Mátxcơva".

Theo Tass, Forbes
MỚI - NÓNG
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
TPO - TIN NÓNG ngày 12/12: Công an Hà Nội điều tra vụ cháu bé 11 tuổi bị cứa cổ, hành hạ khi câu cá tại ao nhà hàng xóm; Chủ tịch Công ty Trung Hậu 68 đã 'rửa' hàng trăm tỷ thu lợi bất chính từ khai thác trái phép cát ra sao?; Nhóm thanh niên Hải Dương mang kiếm sang Bắc Ninh trộm tiền công đức ở đền chùa...
Đèo An Khê tê liệt
Đèo An Khê tê liệt
TPO - Một khối lượng đất đá bị sạt xuống đường làm bịt lối thoát nước gây ngập một đoạn đường trên đèo An Khê, khiến giao thông bị tê liệt.