Quá nửa SV các khóa cử nhân tài năng đi du học

Quá nửa SV các khóa cử nhân tài năng đi du học
TP - Tại hệ “Đào tạo Cử nhân Khoa học Tài năng” của ĐHKH Tự nhiên (ĐHQG HN), nếu xuất sắc không phải đóng học phí và được  học bổng 350.000 đồng/tháng. Trong vòng 10 năm qua, 162/253 sinh viên đã được đi học nước ngoài bằng các học bổng khác nhau.

Sau 10 năm thực hiện, câu hỏi được đặt ra là có nên tiếp tục mở rộng mô hình này và xã hội hóa việc phát hiện, bồi dưỡng nhân tài hay không. Phóng viên Tiền phong đã có cuộc trao đổi cùng với ông Mai Trọng Nhuận, Phó GĐ ĐH QGHN.

Xin ông đánh giá kết quả của dự án sau 10 năm triển khai.

Hệ Cử nhân tài năng đã có được 7 khóa tốt nghiệp. Hầu hết sinh viên của hệ này đều được chuyển tiếp sau ĐH ở trong và ngoài nước: 162/253 sinh viên các khóa đi học nước ngoài bằng các học bổng khác nhau; 60/253 sinh viên tốt nghiệp được học sau ĐH ở nước ngoài, 40 người đã trở thành cán bộ giảng dạy tại trường, nhiều sinh viên khác đã về công tác tại các trường ĐH lớn và các viện nghiên cứu.

Nhìn chung, hệ đã đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao tiếp cận trình độ quốc tế đối với 5 ngành cơ bản, được các trường ĐH lớn trên thế giới thừa nhận.

Nhân hội thảo 10 năm hệ Cử nhân tài năng (24/9/2007), ngài Xavier Michel,  Giám đốc ĐH Bách khoa Paris sang dự lễ đã đánh giá: “Đây là một chương trình đào tạo có uy tín và có thể hòa nhập quốc tế. Chúng tôi đã  hợp tác tích cực trong đào tạo khoa học công nghệ và chắc chắn chương trình sẽ mang lại trái ngọt chung cho hai đất nước”.

Hiện nay, có 80 sinh viên của hệ  Cử nhân tài năng đã được chuyển thẳng sang học tiếp tại ĐH Bách khoa Paris sau năm thứ nhất và năm thứ hai. Cả hai ĐH đang nghiên cứu việc đào tạo và cấp bằng chung. Sự hiện diện của Xavier Michel,  Giám đốc ĐH Bách khoa Paris là một minh chứng của sự công nhận quốc tế đối với hệ đào tạo này.

Sau 10 năm, hệ đào tạo Cử nhân tài năng có đi xa hơn hay bị” xóa sổ” như có lời đồn đại?

Trên cơ sở đào tạo hệ Cử nhân tài năng này,  Đảng và Chính phủ đã giao cho ĐHQG  cùng với Bộ GD&ĐT và một số ngành khác có liên quan nghiên cứu đề án phát hiện bồi dưỡng nhân tài và đề án đang chờ để được phê duyệt.

Có ý kiến cho rằng hiện công tác phát hiện và bồi dưỡng nhân tài của VN chưa đáp ứng được hết nhu cầu và cần phải xã hội hóa trong khi ngân sách cho GD&ĐT còn hạn hẹp. Ý kiến của ông về vấn đề này?

Sau mô hình đào tạo Cử nhân tài năng của ĐHQG HN, ĐH Bách khoa, Học viện Bưu chính viễn thông và một vài trường khác nữa có tiến hành đào tạo theo mô hình này.

Tuy nhiên,  do kinh phí hạn hẹp nên việc mở rộng mô hình phát hiện và bồi dưỡng nhân tài này  chưa phát huy hết tác dụng. ĐH QG HN chủ trương mở rộng quy mô đào tạo hệ này, đương nhiên phải  đảm bảo chất lượng. Hiện, hệ này có 3 đối tượng theo học: học giỏi được học bổng toàn phần, học bổng bán phần, và đóng học phí toàn phần. 

Năm tới, ĐHQG sẽ tuyển chọn những học sinh xuất sắc nhất và phân làm 4 diện. Ngoài 3 diện trên, còn có một diện học phí cao (dự kiến khoảng 500-700 USD/năm) để được hưởng chất lượng đào tạo cao nhất. Những cử nhân tài năng này được các ĐH lớn trên thế giới tiếp nhận ngang bằng.

MỚI - NÓNG
Giá vé máy bay tiếp tục đắt đỏ?
Giá vé máy bay tiếp tục đắt đỏ?
TPO - “Giá vé sẽ tiếp tục ở mức đắt đỏ, dù có thể giảm nhẹ bởi nguồn cung hạ nhiệt trong mùa thấp điểm. Chi phí vận hành cao do giá dầu, nhân sự khiến giá vé máy bay khó giảm sâu" - ông John Grant - trưởng nhóm phân tích của công ty dữ liệu du lịch OAG - dự báo.