...Xin hỏi bác sĩ, con tôi có nguy cơ nhiễm giun khôgng và bao lâu nên tẩy giun cho trẻ 1 lần (Hà Thu, Xa La, Hà Đông, Hà Nội)
PGS.TS Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương trả lời:
Điều kiện vệ sinh môi trường ở Việt Nam còn thấp và khí hậu nhiệt đới nóng ẩm quanh năm là điều kiện rất phù hợp cho sự tồn tại và phát tán mầm bệnh giun sán trong môi trường. Hơn nữa, giun lây lan rất nhanh trong cộng đồng khu dân cư đông đúc và những nơi sinh hoạt có môi trường tập thể khí hậu nhiệt đới, môi trường ẩm ướt, văn hóa ẩm thực vùng miền đặc trưng và thói quen ăn uống của nhiều người như ăn rau sống, thịt tái, thủy sản tươi sống…là điệu kiện thuận lợi để các loại ký sinh trùng phát triển.
Nhiễm giun đường ruột gây có thể gặp ở bất cứu đối tượng nào, từ người lớn đến trẻ em do tiếp xúc, chơi đùa, ăn phải thực phẩm nhiễm giun. Nhiễm giun rất nguy hiểm, không chỉ gây thiếu máu mà còn có thể nhiễm giun đường ruột như viêm đường mật, viêm tụy cấp, tắc ruột, tổn thương gan… Thực tế điều tra có đến hơn 50% dân số Việt nhiễm giun nên con bạn khó loại trừ khả năng này, nhất là đã 3 năm bé không được thực hiện tẩy giun định kỳ.
Vì thế, bạn nên thực hiện tẩy giun định kỳ cho con bạn, với thời gian 6 tháng một lần. Tuy nhiên không chỉ cần thực hiện tẩy giun cho trẻ mà nên tẩy giun đồng loạt cho các thành viên trong gia đình cùng thời điểm để tránh lây nhiễm trứng giun.
Cần lưu ý, tẩy giun cần đúng định kỳ không nên trước 6 tháng hoặc sau 6 tháng vì thời gian quá sớm hoặc quá dài đều không tốt. Vì nếu thời gian cho mỗi lần tẩy giun cách nhau vài năm có thể không loại bỏ hết giun ra khỏi cơ thể. Ngược lại, thời gian quá ngắn thì không cần thiết bởi nguy cơ tái nhiễm giun chưa xuất hiện.
Ngoài ra, để hạn chế nguy cơ nhiễm giun sán mọi người cần thực hiện vệ sinh bàn tay sạch sẽ trước ăn; đảm bảo nguồn thực phẩm sạch không bị nhiễm trứng giun; đảm bảo ăn chín uống sôi để không bị nhiễm giun sán...