Đây cũng là lĩnh vực được doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế quốc tế đánh giá phát triển mạnh mẽ, nhất là trong bối cảnh các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên đà tăng trưởng trở lại sau những biến động chung.
Lĩnh vực đi đầu trong nền kinh tế hội nhập
Nền kinh tế mở cửa và hội nhập ngày càng sâu rộng, cùng với đó là sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử đã làm thay đổi hành vi, phương thức giao dịch mua bán của người tiêu dùng từ mua bán truyền thống sang mua hàng trực tuyến. Kéo theo đó, các hình thức vận tải hàng hóa đường bộ, đường biển, đường hàng không, đường sắt,… đều tăng mạnh. Đây là điều kiện thuận lợi để lĩnh vực logistics và quản lý chuỗi cung ứng vươn mình phát triển.
Hiện nay, Việt Nam có hơn 3.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong mảng Logistics. Cũng theo thống kê của Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), tốc độ phát triển của ngành Logistics tại Việt Nam những năm gần đây đạt khoảng 14%-16%, với quy mô khoảng 40-42 tỷ USD/năm, đứng thứ 64/160 nước về mức độ phát triển Logistics và đứng thứ 4 trong ASEAN sau Singapore, Malaysia, Thái. Việc nước ta trở thành trung tâm logistics cung ứng dịch vụ này cho khu vực là có khả năng, theo đó nghề nghiệp để phục vụ trong lĩnh vực này có nhiều triển vọng.
Logistics và quản lý chuỗi cung ứng cho thấy vị trí quan trọng trong nền kinh tế mở |
Điều này cho thấy tiềm năng của ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng là rất lớn. Các vị trí công việc dành cho người chọn học ngành này khá đa dạng như nhân viên xuất nhập khẩu, nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu, nhân viên thu mua, nhân viên quản lý hàng hóa, nhân viên quản lý điều hành hoạt động vận tải, nhân viên kinh doanh dịch vụ logistics,…
Điểm cộng từ chương trình học song ngữ, quốc tế
Qua các kỳ tuyển sinh tại Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF), nhiều thí sinh và phụ huynh đã đến tìm hiểu thông tin ngành nghề và đăng ký xét tuyển vào ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng.
Điều này cho thấy sức hút, độ phủ sóng của ngành này trong thời đại 4.0 là không hề nhỏ. Nhiều thí sinh cho biết, phần lớn yêu thích ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng vì thấy ngành học giàu tiềm năng, công việc đa dạng và thú vị, hơn thế là môi trường học tập quốc tế tạo điều kiện phát triển toàn diện, từ kiến thức, kỹ năng đến ngoại ngữ và tinh thần hội nhập.
Các hoạt động gắn kết thực tiễn góp phần trang bị kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên |
Với thế mạnh đào tạo nhóm ngành kinh doanh, quản lý khu vực phía Nam, UEF là nơi khởi đầu nghề nghiệp vững chắc của nhiều bạn trẻ trước xu hướng hội nhập.
ThS. Đỗ Thị Thu Hà - Trưởng ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng UEF cho biết: “Học ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng, sinh viên sẽ biết sử dụng các phần mềm nghiệp vụ chuyên dụng trong việc thực hiện và tối ưu hóa các hoạt động logistics; biết ứng dụng các thuật toán vào các phần mềm hỗ trợ việc nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ trong từng hoạt động logistics; có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể, dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ logistics và quản lý chuỗi cung ứng đã được đào tạo; có khả năng phát hiện và giải quyết một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật”.
Nhiều sân chơi về logistics cũng được chú trọng tổ chức |
Bên cạnh đó, mô hình đào tạo gắn kết thực tiễn cũng mang đến lợi thế lớn cho sinh viên. Người học có cơ hội tham quan, kiến tập, thực hành tại các doanh nghiệp logistics lớn trong và ngoài nước để hiểu hơn về tính chất của ngành nghề, học hỏi và tích lũy các kỹ năng cần thiết trong ngành. Đặc biệt, trường hiện là đối tác của hơn 1.000 công ty, tập đoàn đa quốc gia thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, mang lại cơ hội việc làm phong phú cho sinh viên sau khi ra trường.
Năm 2024, UEF xét tuyển ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng theo 4 phương thức: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT; Xét tuyển học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn; Xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình 3 học kỳ; Xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM.
Riêng phương thức xét tuyển học bạ, UEF nhận hồ sơ đợt đầu đến ngày 31/3.