Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu. Ảnh: Tass |
Trong cuộc điện đàm ngày 15/8, ông Shoigu và ông Guterres đã thảo luận về “các điều kiện để nhà máy điện hạt nhân Zaporozhye hoạt động an toàn”, trích thông cáo từ Bộ Quốc phòng Nga.
Nằm ở thành phố Energodar (miền Nam Ukraine), Zaporozhye là nhà máy hạt nhân lớn nhất châu Âu. Nhà máy đã nằm dưới sự kiểm soát của Nga kể từ khi Mátxcơva khai màn chiến dịch quân sự ở Ukraine, nhưng phải hứng chịu một loạt các vụ tấn công trong những tuần gần đây.
Quân đội Nga cáo buộc Ukraine tấn công cơ sở này bằng pháo và máy bay không người lái, đồng thời gọi hành động này là “khủng bố hạt nhân”. Trong khi Kiev và các đồng minh phương Tây khẳng định các vụ tấn công được thực hiện bởi quân đội Nga nhằm đổ lỗi cho Ukraine.
Quân đội Nga cáo buộc Ukraine tấn công cơ sở này bằng pháo và máy bay không người lái, đồng thời gọi hành động này là “khủng bố hạt nhân”. Trong khi Kiev và các đồng minh phương Tây khẳng định các vụ tấn công được thực hiện bởi quân đội Nga nhằm đổ lỗi cho Ukraine.
Bộ Ngoại giao Mỹ đứng về phía Ukraine và kêu gọi các lực lượng Nga rút khỏi khu vực.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Guterres cũng đưa ra yêu cầu tương tự, kêu gọi thiết lập một khu vực phi quân sự xung quanh nhà máy.
Liên minh châu Âu (EU) hôm 14/8 ra tuyên bố cáo buộc quân đội Nga tấn công Zaporozhye, ngăn cản quá trình bảo trì nhà máy.
Đáp lại, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova chỉ trích EU “nói dối trắng trợn” và tuyên bố “không thể phủ nhận các vụ tấn công nhằm vào nhà máy và thành phố Energodar là do các nhóm vũ trang Ukraine thực hiện theo mệnh lệnh từ Kiev”.
Bà Zakharova cho biết phương Tây ngụy tạo nên cái gọi là “mối đe dọa từ phía Nga đối với nhà máy” để cho phép Ukraine ngăn cản các thanh sát viên của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) tiếp cận cơ sở này.
Vladimir Rogov, một thành viên của chính quyền quân sự-dân sự Zaporozhye, nói với RT hôm thứ Hai rằng các quan chức Ukraine và Liên Hợp Quốc muốn giữ nhóm thanh sát viên IAEA tránh xa Zaporozhye, vì nếu họ đến thăm nhà máy, họ sẽ phát hiện ra rằng khu vực này đã bị lực lượng Kiev bắn phá.
“Rõ ràng là vậy. Tất cả đều đã được ghi lại. Không những thế, mọi người đều biết rõ ai đang được cung cấp tên lửa dẫn đường của Mỹ”, ông Rogov nói. “Là Ukraine chứ không phải Nga".
Trước đó, Nga từng kêu gọi Liên Hợp Quốc và IAEA can thiệp buộc Ukraine ngừng pháo kích nhà máy này.