Mới nhất tuyển sinh 2022 ở Đại học Sư phạm Hà Nội: Tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực riêng

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Năm nay, trường Đại học Sư phạm Hà Nội có 5 phương thức xét tuyển là thi tuyển, xét tuyển dựa theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022, xét tuyển, kết hợp thi tuyển và xét tuyển.

Theo đó, điểm mới của mùa tuyển sinh năm nay chính là trường tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực để xét tuyển.

Mới nhất tuyển sinh 2022 ở Đại học Sư phạm Hà Nội: Tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực riêng ảnh 1

Giờ thực hành của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do trường Đại học Sư phạm Hà Nội hoặc trường Đại học Sư phạm TPHCM tổ chức thi trước ngày 15/5 (đối với các thí sinh học lớp 12 tại các tỉnh phía Nam từ Đà Nẵng trở vào) kết hợp với kết quả học THPT.

Điều kiện đăng kí xét tuyển: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT có hạnh kiểm tất cả các học kỳ ở bậc THPT từ loại khá trở lên và điểm trung bình chung của 5 học kỳ (học kỳ 1,2 lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12) từ 6.5 trở lên.

Nguyên tắc xét tuyển: Xét tuyển theo từng ngành dựa theo kết quả thi đánh giá năng lực 2 môn. Đối với các ngành có thi năng khiếu xét theo tổng điểm các môn thi năng khiếu tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội với các môn thi thi đánh giá năng lực.

Ngoài ra nhà trường còn có 4 phương thức khác là sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 để xét tuyển.

Điều kiện đăng ký xét tuyển: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT và có hạnh kiểm tất cả các học kỳ ở bậc THPT đạt loại khá trở lên.

Thời gian đăng ký xét tuyển, hình thức đăng ký, công bố kết quả xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Nguyên tắc xét tuyển theo từng ngành. Xét tuyển từ cao xuống thấp cho hết chỉ tiêu dựa theo tổng điểm thi 3 môn (bao gồm cả môn thi chính nhân hệ số 2 (nếu có) của tổ hợp đăng ký xét tuyển và điểm ưu tiên (nếu có)).

Phương thức xét tuyển thẳng các thí sinh là học sinh tham gia các đội tuyển học sinh giỏi; học sinh các trường THPT chuyên, học sinh có các chứng chỉ ngoại ngữ, tin học quốc tế (gọi tắt là diện XTT2).

Điều kiện đăng ký xét tuyển: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT năm 2022 có hạnh kiểm tất cả các học kỳ đạt loại Tốt, có học lực giỏi cả 3 năm ở bậc THPT và phải thỏa mãn một trong các điều kiện qui định dưới đây:

Thí sinh là học sinh đội tuyển cấp tỉnh/thành phố hoặc đội tuyển của trường THPT chuyên trực thuộc các trường đại học được tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia.

Thí sinh là học sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố/trường đại học ở bậc THPT.

Thí sinh là học sinh trường THPT chuyên hoặc các trường THPT trực thuộc trường ĐHSP Hà Nội, trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh.

Thí sinh có các chứng chỉ ngoại ngữ Quốc tế IELTS hoặc TOEFL iBT hoặc TOEIC; DELF hoặc TCF; HSK và HSKK; chứng chỉ Tin học Quốc tế MOS. (Thời hạn 2 năm tính đến ngày 1/6/2022).

Nguyên tắc xét tuyển: Xét tuyển lần lượt theo thứ tự ưu tiên cho đến hết chỉ tiêu. Đối với thí sinh đáp ứng điều kiện xét theo tổng điểm trung bình chung cả năm lớp 10, 11, 12 của môn học hoặc tổ hợp môn học ở bậc THPT theo quy định của mỗi ngành (đã cộng điểm ưu tiên, nếu có).

Phương thức xét học bạ THPT

Đối với các ngành đào tạo giáo viên, thí sinh là học sinh tốt nghiệp THPT năm 2022 có hạnh kiểm tất cả các học kỳ ở bậc THPT đạt loại tốt và học lực 3 năm đạt từ giỏi trở lên. Riêng đối với ngành Sư phạm tiếng Pháp, nếu thí sinh là học sinh hệ song ngữ tiếng Pháp điều kiện về học lực là lớp 12 đạt loại giỏi; đối với ngành Sư phạm Công nghệ điều kiện về học lực là lớp 12 đạt loại giỏi;

Đối với các ngành khác (ngoài sư phạm), thí sinh là học sinh tốt nghiệp THPT năm 2022 có hạnh kiểm tất cả các học kỳ và học lực 3 năm ở bậc THPT đạt từ khá trở lên.

Nguyên tắc xét tuyển: Xét tổng điểm trung bình chung cả năm lớp 10, 11, 12 của môn học hoặc tổ hợp các môn học theo quy định của mỗi ngành. Trước hết xét các thí sinh thuộc diện XTT2 theo nguyên tắc xét tuyển của phương thức xét tuyển thẳng ở trên, sau đó xét đến các thí sinh diện XTT3 (nếu còn chỉ tiêu).

Phương thức kết hợp thi tuyển và xét tuyển dành cho thí sinh đăng ký xét tuyển vào các ngành Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật, Giáo dục thể chất, Giáo dục Mầm non và Giáo dục Mầm non - Sư phạm Tiếng Anh. Trong đó, kết hợp sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 hoặc kết quả học bạ với kết quả thi năng khiếu tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Điều kiện đăng kí xét tuyển là thí sinh đã tốt nghiệp THPT và có hạnh kiểm tất cả các học kỳ ở bậc THPT đạt loại khá trở lên.

Nguyên tắc xét tuyển theo từng ngành. Xét tuyển từ cao xuống thấp cho hết chỉ tiêu dựa theo tổng điểm thi 3 môn hoặc tổng điểm thi 2 môn thi năng khiếu đối với thí sinh sử dụng kết quả học bạ kết hợp với kết quả thi năng khiếu tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Mỗi phương thức xét tuyển trường đều dành tỷ lệ phần trăm nhất định để thí sinh cân nhắc, lựa chọn.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.